CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của một số địa
số địa phƣơng
1.3.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Bắc Ninh
Trong công tác quản lý ngành giáo dục nói chung và quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục nói riêng, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ họat động trong ngành giáo dục đào tạo.
Đổi mới công tác quản lý, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công chức ngành giáo dục – đào tạo.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát động toàn dân chăm lo phát triển giáo dục – đào tạo với phương châm: nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục.
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục – đào tạo.
Nhờ thực hiện các giải pháp nêu trên mà ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục cũng phần nào đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh.
1.3.2. Kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, với đặc trưng là quy mô dân số đông và phức tạp. Ngành giáo dục thành phố có số lượng cán bộ quản lý, giáo viên đông. Đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức trong công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của thành phố. Trong những năm qua thành phố Hồ Chí Minh luôn đứng trong tốp đầu của cả nước về giáo dục và đào tạo. Để có được những thành tựu đó thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó
đặc biệt phải kể đến các giải pháp trong công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục như:
Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Đảm bảo đủ số lượng cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục thành phố.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên như: Nâng cao trình độ kiến thức, nâng cao kỹ năng, nâng cao thái độ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục.
Nâng cao động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ giáo viên cả về vật chất, tinh thần cũng như không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ giáo viên và nhân viên ngành giáo dục.