Quản lý số lượng của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục

1.2.3.1. Quản lý số lượng của nguồn nhân lực

Quản lý số lượng nguồn nhân lực là sự bảo đảm về số lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hiện tại cũng như trong tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố là nhu cầu tăng số lượng nguồn nhân lực và sự ra tăng về dân số.

Để quản lý số lượng của nguồn nhân lực, cần tiến hành xây dựng chiến lược, quy hoạch nguồn nhân lực.

Họat động lập kế hoạch là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Công tác kế hoạch hóa nói chung và quy hoạch nguồn nhân lực trong tổ chức nói riêng là một hoạt động xác định những việc cần phải làm, làm thế nào, làm khi nào và ai phải làm những việc đó. Quy hoạch nguồn nhân lực coi như việc xác lập các loại kế hoạch có liên quan đến lực lượng lao động của một tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức đi đến mục tiêu đã đề ra [38].

Nội dung của công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

Dự báo nhu cầu nhân lực của tổ chức: Là sự tính toán nhu cầu nhân lực của tổ chức để đáp ứng nhu cầu nhân lực, sự phát triển của tổ chức trong tương lai [43].

Đánh giá cung nhân lực trong tổ chức: Đó là họat động xem xét, đánh giá tình hình nhân sự hiện tại, phân tích khả năng di chuyển nhân sự trong tổ chức, phân tích thị trường lao động [38].

Các giải pháp cân đối nguồn nhân lực trong tổ chức: Giai đoạn này cần có một báo cáo tổng hợp, thể hiện sự chênh lệch giữa nhu cầu trong tương lai và nguồn nhân lực sẵn có, cùng các giải pháp đề xuất khắc phục sự chênh lệch này [38].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)