CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
1.2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành giáo dục
Nguồn nhân lực ngành giáo dục vừa mang tính phổ biến của nguồn nhân lực, lại vừa mang tính đặc thù riêng của một ngành đặc thù.
Tính phổ biến: Đó là người lao động mang đầy đủ phẩm chất, đức tính truyền thống của người lao động Việt Nam, đó là: Con người có bản chất nhân văn – nhân bản, nhân ái trong quan hệ với con người, với cộng đồng; có đầu óc khoa học và duy lý biết sử dụng các quy luật để xây dựng cuộc sống; có nhân cách công dân, ý thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; con người lao động có tay nghề cao, sáng tạo ra các giá trị để làm giàu cho mình và cho xã hội [43, tr.282].
Tính đặc thù của nguồn nhân lực ngành giáo dục được thể hiện bằng các đặc điểm sau đây:
Là ngành tạo ra sản phẩm có tính đặc thù
Là ngành sản sinh ra các sản phẩm đặc thù thông qua đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sống để trở thành nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tài nguyên con người, yếu tố quan trọng nhất và động nhất trong quá trình phát triển.
Là đội ngũ lao động đã qua đào tạo và có trình độ học vấn cao
Đây là những người có trình độ dân trí cao có năng lực hiểu biết, có khả năng khám phá, truyền thụ, cảm hóa; Họ được đào tạo theo những trình độ chuẩn nhất định theo từng cấp học, theo chuyên môn, có hiểu biết sư phạm và phương pháp sư phạm; Họ là những người lao động có tri thức, có nhân cách và đòi hỏi tính gương mẫu cao (thầy giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo); Sản phẩm lao động của họ có tính trừu tượng, đó là giảng dạy giáo dục các thế hệ học sinh, hình thành và phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách cho các thế hệ học trò, đào tạo lớp người mới có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có đạo đức, năng động, sáng tạo [21].
Họat động của nguồn nhân lực ngành giáo dục mang tính xã hội hóa
Hơn bất kỳ họat động lao động nào, sản phẩm của giáo dục đào tạo, sản phẩm của người thầy là con người và trí tuệ nhân cách của con người. Nếu người mẹ sinh ra
con người thứ nhất thì giáo dục – người thầy sinh ra con người thứ hai – con người có tri thức và nhân cách, người thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức, khoa học với con người, tạo nguồn nhân lực cho tương lai [21].
Chất lượng của nguồn nhân lực ngành giáo dục quyết định trực tiếp đến chất lượng lao động với các bước đào tạo chuyển tiếp của đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề sẽ trở thành nhân lực phát triển
Do đặc thù lao động, nguồn nhân lực ngành giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó đội ngũ giáo viên giữ vai trò chủ đạo của quá trình giáo dục, là lực lượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu giáo dục – đào tạo, từng bước nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước.
Người thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức khoa học với con người. Sẽ không có một nền dân trí cao nếu không có một đội ngũ người làm giáo dục có trình độ, tâm huyết và phát triển [21].