CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
1.2.3.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục
Để thực hiện tốt công tác quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục trước hết cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý hiệu quả từ trung ương đến địa phương, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với ngành giáo dục nói chung và nguồn nhân lực của ngành giáo dục nói riêng theo hướng hoàn thiện cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển trên cơ sở xác định đúng nhu cầu.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý ngành
Cần phải hoàn thiện và thực hiện nhất quán nguyên tắc phân cấp, phân quyền quản lý từ cơ quan quản lý trung ương, trực tiếp là bộ Giáo dục và Đào tạo đến các ủy
ban nhân dân các tỉnh, trực tiếp là sở Giáo dục và Đào tạo, đến ủy ban nhân dân cấp huyện, trực tiếp là phòng Giáo dục và đào tạo, cho đến các nhà trường.
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục
Cần hoàn thiện quy chế quản lý về giáo dục từ trung ương đến địa phương để có một cơ chế, chế tài quản lý hiệu quả chất lượng ngành giáo dục nói chung cũng như việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực của ngành giáo dục nói riêng. Từ đó xác định cơ chế đánh giá giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục.
Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo là các họat động để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình. Đào tạo là một họat động của quản lý nguồn nhân lực, giữ một vai trò quan trọng [38].
Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực: - Các phương pháp đào tạo chính quy
- Các phương pháp đào tạo không chính quy
Nội dung công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: - Xác định nhu cầu đào tạo
- Chuẩn bị đào tạo
- Xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
- Phương pháp đào tạo - Đánh giá hiệu quả đào tạo
Phát triển là các họat động học tập vượt qua khỏi phạm vi trước mắt công việc của người lao động, nhằm mở cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng phát triển tương lai của tổ chức.
Tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực
Tuyển dụng nguồn nhân lực là công tác lựa chọn những người phù hợp nhất với nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức để đảm bảo hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức.
- Căn cứ tuyển dụng và xác định nhu cầu tuyển dụng - Quy trình tuyển dụng
- Nguồn tuyển dụng - Phương pháp tuyển dụng - Thử việc, bố trí công việc