CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.4.2. Thực trạng quản lý, phát triển kỹ năng cán bộ giáo viên
Việc nâng cao kỹ năng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục. Nhận thức được điều đó, ngành giáo dục Vĩnh Phúc thường xuyên cử cán bộ giáo viên đi tập huấn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp theo chương trình của Bộ Giáo dục và tập huấn ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Hàng năm Sở Giáo dục đều triển khai nhiều đợt tập huấn cho toàn bộ cán bộ quản lý và giáo viên để nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên.
Xét theo thâm niên công tác, cơ cấu nguồn nhân lực ngành giáo dục Vĩnh Phúc được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 3.10: Cơ cấu giáo viên theo thâm niên công tác năm học 2013 – 2014
Đối tƣợng Tổng số
Dƣới 5 năm Từ 5 - 15 năm Từ 16-25 năm Trên 25 năm SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 1. CBQL 984 0 0 218 22,15 401 40,75 365 37,1 2. Giáo viên 9907 1545 15,6 5101 51,48 2302 23,24 959 9,68 Tiểu học 3839 987 25,71 1831 47,69 710 18,5 311 8,1 THCS 3906 156 4 2155 55,2 1141 29,2 454 11,6 THPT 2162 402 18,59 1115 51,58 451 20,86 194 8,97 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc.
Cán bộ quản lý có thâm niên càng cao thì tỷ lệ càng lớn. Giáo viên có thâm niên công tác dưới 5 năm là 1545 người, chiếm tỷ lệ 15,6%, trong đó giáo viên tiểu học là chủ yếu, chiếm 987 người. Nhóm giáo viên có thâm niên công tác từ 5 – 15 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất là 51,48% với 5101 người, đây là lực lượng trẻ và đã có kinh nghiệm nghề nghiệp, có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Vì vậy cần có kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch để phát triển lực lượng này một cách có hiệu quả.