Đánh giá về công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá về công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục

giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

3.4.1. Ưu điểm

1. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm và có quyết tâm cao phát triển GD-ĐT (ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách, cơ chế ưu tiên huy động vốn, ưu đãi người học và khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân tham gia phát triển GD-ĐT). Kinh tế tăng trưởng nhanh, một mặt tạo nhu cầu đào tạo, mặt khác tạo tiền đề vật chất-tài chính để đầu tư phát triển GD-ĐT.

2. Mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tương đối hoàn chỉnh. Cơ sở giáo dục đã phân bố rộng khắp đến từng xã/phường và phần lớn các thôn, điểm dân cư. Tình trạng cơ sở vật chất (trường lớp) tương đối tốt. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng liên tục qua các năm.

3. Kết quả phát triển giáo dục đạt được ở mức khá cao (năm 2008 đã thực hiện phổ cấp THCS đúng tuổi, tỷ lệ huy động vào THPT ở mức cao). Chất lượng giáo dục- đào tạo được nâng lên một bước trên diện rộng và chiều sâu.

4. Đội ngũ giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cấp về cơ bản được chuẩn hoá và tiếp tục nâng cao về chất lượng, tỷ lệ trên chuẩn là tương đối cao, đảm bảo về số lượng theo quy định.

5. Học sinh có truyền thống hiếu học, đạt được thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có nhận thức đúng về tầm quan trọng của tri thức và sự cần thiết của việc học. Xã hội hoá giáo dục-đào tạo phổ biến rộng và đạt được mức khá.

6. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng động, có kiến thức và giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách GD, ĐT trên địa bàn.

7. Những kết quả trên đây là thành quả của công tác quản lý, định hướng kế hoạch phát triển, tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện nghiêm chính sách đãi ngộ, các giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, sự gắn kết giữa nhà trường với địa phương và phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn.

3.4.2. Hạn chế

1. Vẫn có hiện tượng thừa thiếu cục bộ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Trên thực tế vẫn tồn tại một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý không phát huy được tác dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học trong tình hình mới.

3. Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ, mất cân đối về cơ cấu bộ môn (thiếu giáo viên ngoại ngữ, giáo dục mỹ thuật, thể chất). Mặc dù tỷ lệ đạt chuẩn cao, song còn chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời về kiến thức và phương pháp giảng dạy mới, nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là bộ phận giáo viên đã có tuổi thường ngại tiếp thu các kiến thức cũng như phương pháp dạy học mới, do đó việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy học còn nhiều hạn chế trong một bộ phận không nhỏ giáo viên.

4. Ngoài các chính sách của nhà nước ra thì tỉnh chưa có chính sách đãi ngộ thêm để thu hút những giáo viên giỏi, những giáo viên có năng lực trong giảng dạy. Nhiều nơi còn chưa thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý, công tác luân chuyển cán bộ quản lý nên chưa thực sự khuyến khích được những giáo viên có năng lực phấn đấu trong công tác.

5. Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước hạn chế so với nhu cầu; xã hội hoá GD-ĐT trên địa bàn còn chưa mạnh so với khả năng và tiềm năng, sức hút đầu tư vào phát triển GD-ĐT còn hạn chế.

6. Chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng dạy thêm, học thêm, nhất là cấp tiểu học.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế nói trên

1. Chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, chưa thực sự gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục.

2. Giáo viên, cán bộ quản lý có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, nhưng việc tuyển dụng chưa được quan tâm đúng mức.

3. Công tác bổi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đã được quan tâm, nhưng việc bồi dưỡng giáo viên mới chỉ nặng về kiến thức mà chưa quan tâm đúng mức tới bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cũng như giáo dục kỹ năng cho học sinh.

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học còn thiếu, không đồng bộ và lạc hậu (nhiều trường thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, khu giáo dục thể chất và các công trình phụ trợ...). Một số trang thiết bị dạy học cấp cho các trường đã cũ, hỏng, nhưng chưa được cấp mới nên chưa đảm bảo cho việc dạy học theo yêu cầu đặt ra.

5. Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục còn hạn chế (đặc biệt là loại hình chất lượng cao), chất lượng toàn diện so với yêu cầu còn thấp, chất lượng giáo dục thường xuyên, phi chính quy thấp do chưa được đầu tư đúng mức.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC

TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)