2.1. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP VPBANK – CN NÚI THÀNH ĐÀ
2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Núi Thành gia
đoạn 2019-2021
Ba năm qua trước bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước đối mặt với những khó khăn và thách thức cho toàn bộ nền kinh tế với những biến động nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Hiểu rõ vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, VPBank CN Núi Thành cũng như toàn VPBank đã nỗ lực cùng ngành Ngân hàng đặt mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19. Kiên định với chiến lược tăng trưởng bền vững gắn liền với trách nhiệm xã hội, ngân hàng đã nhanh chóng thực hiện theo “mục tiêu kép” của Chính phủ: vừa chủ động ứng phó với dịch bệnh, chung tay với cộng đồng vừa linh hoạt trong chiến lược kinh doanh để đem lại hiệu quả cao. Hàng loạt các biện pháp ứng phó được triển khai mạnh mẽ và kịp thời: kích hoạt kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP) và xây dựng các phương án đối phó với dịch bệnh, thắt chặt các chính sách quản trị rủi ro và duy trì thanh khoản ổn định. Ngân hàng cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc hỗ trợ khách hàng, với nhiều hành động thiết thực và hiệu quả nhằm chia sẻ những khó khăn với các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trước những khó khăn vì đại dịch. Với sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cùng sự cố gắng nỗ lực của cả tập thể trong việc triển khai kế hoạch hành động linh hoạt và
quyết liệt, VPBank – PGD Núi Thành đã hoàn thành xuất sắc các kế hoạch mà cấp lãnh đạo đề ra tại Đại hội đồng cổ đông, vững vàng trước thách thức đầy bất ổn của dịch bệnh. Với sự chỉ đạo sát sao và phấn đấu của tập thể cán bộ chi nhánh, trong ba năm chiến đấu với đại dịch Covid (2019-2021) VPBank - PGD Núi Thành đã hoàn thành kế hoạch được giao, các chỉ tiêu về hoạt động của chi nhánh tăng trưởng cả về quy mô và hiệu quả.
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn của VPBank – CN Núi Thành Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển của CN Núi Thành cũng như toàn VPBank. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ngày càng được mở rộng và phát triển vì thế nhu cầu về vốn cho vay ngày càng tăng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân đòi hỏi các ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ cho vay. Tính đến hiện tại, ngân hàng VPBank Núi Thành đã mở rộng công tác huy động tiền gửi từ các đối tượng khác nhau để đảm bảo nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Tình hình huy động vốn trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gây gắt giữa các tổ chức tín dụng và phòng giao dịch trong và ngoài hệ thống. Một trong số những nguyên nhân đó là do ngày càng có nhiều ngân hàng được thành lập, các kênh đầu tư khác khá hấp dẫn: đầu tư thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản…Với áp lực cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng trên địa bàn vì vậy công tác huy động vốn của các chi nhánh không tránh khỏi khó khăn. Tuy nhiên với nỗ lực và chính sách phù hợp bằng cách sử dụng nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất phù hợp với từng thời kỳ như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi rút gốc linh hoạt, với lãi suất hấp dẫn, cải tiến các mặt nghiệp vụ, phong cách phục vụ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn và mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm khai thác
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nhờ vậy mà tình hình huy động vốn của VPBank – CN Núi Thành ba năm qua vẫn tăng trưởng và phát triển ổn định.
BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VPBANK- PGD NÚI THÀNH – CN ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2021
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019-2021 VPBank - PGD Núi Thành)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 90,145 91,020 92,860 21,430 21,870 22,930 845 854 859 TG từ dân cư TG từ TCKT Phát hành GTCG
ĐỒ THỊ 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VPBANK - PGD NÚI THÀNH – CN ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2021
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019-2021 VPBank - PGD Núi Thành)
Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Núi Thành có thể nói vốn tiền gửi từ dân cư trong nhóm chỉ tiêu tiền gửi chiếm tỷ trọng khá lớn và có tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Suốt ba năm qua chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid – “Đại dịch toàn cầu”, đúng với cái tên của nó nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế của các nước Thế giới phải đối mặt với những khó khăn. Song cuối năm 2019, dịch Covid bắt đầu bùng phát và đỉnh điểm là đầu năm 2020 một năm đầy biến động của nền kinh tế trong nước nói chung cũng như trên các địa bàn tỉnh nói riêng. Đỉnh điểm của dịch bệnh Covid, lạm phát kéo theo giá cả liên tục tăng cao đã gây tâm lý hoang mang cho người dân. Người dân bắt đầu có xu hướng tiết kiệm để phòng ngừa những rủi ro trước bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tránh những rủi ro trong cuộc sống hơn là đi đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay do tác động của dịch bệnh COVID-19 đầu tư vào tiền gửi vẫn là kênh đầu tư hiệu quả, an toàn so với những kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản…tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động phức tạp. Nắm bắt và hiểu được tình trạng khó khăn của nền kinh tế, trước tình hình đó VPBank Núi Thành đã đưa ra những chính sách, tăng cường các công tác chăm sóc khách hàng nhằm giữ chân các khách hàng truyền thống, mặt khác tăng lãi suất huy động để thu hút thêm khách hàng mới.
Nhờ sự cố gắng không ngừng của các cấp lãnh đạo cùng đội ngũ nhân viên kết quả là tổng vốn huy động trong dân cư tại chi nhánh tăng lên đáng kể trong năm 2021. Có thể thấy chi nhánh đang đẩy mạnh việc tăng nguồn vốn huy động để tăng tính ổn định và bền vững. Phòng giao dịch đã có những chủ trương đúng đắn trong việc triển khai các chương trình huy động vốn, áp dụng các sản phẩm mới như: phát hành chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành trái phiếu, ...tiếp tục quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng,
treo băng rôn khẩu hiệu, phát tờ rơi, tặng quà cho khách hàng gửi tiền với số lượng lớn và khách hàng thường xuyên có giao dịch tiền gửi, ... nhằm thu hút và quảng bá tiếp thị đến khách hàng trên địa bàn. Cụ thể năm 2020, tiền gửi từ dân cư tăng 875 triệu đồng (tăng 0.97%)so với năm 2019. Năm 2021 tiền gửi từ dân cư tăng 1,840 triệu đồng (tăng 2.02%) so với năm 2020.
Đứng sau nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cư là nguồn vốn huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế (TCKT). Theo số liệu thu thập được, năm 2020 nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng liên tiếp qua các năm từ 21,430 triệu đồng lên 21,870 triệu đồng và tăng trưởng mạnh vào cuối năm 2021 chạm mức 22,930 triệu đồng. Cụ thể hơn, tiền gửi từ các TCKT năm 2020 chiếm 2.05% tương đương 440 triệu đồng so với năm 2019; năm 2021 tiền gửi từ các TCKT chiếm 4.85% tương đương 1,060 triệu đồng.
Ngoài nguồn vốn huy động được từ tiền gửi của KHCN và TCKT thì việc phát hành giấy tờ có giá (GTCG) cũng đem lại cho ngân hàng một lượng vốn ổn định, tăng trưởng quy mô cũng như đa dạng hóa nguồn vốn của phòng giao dịch. Việc phát hành giấy tờ có giá được thực hiện vào các thời điểm chi nhánh cần vốn để bù đắp khoản vốn tạm thời thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với hình thức này, chi nhánh có thể linh hoạt huy động vốn giải quyết mọi nhu cầu vốn tức thời. Phát hành GTCG tại chi nhánh bao gồm: phát hành kỳ phiếu, phát hành trái phiếu và phát hành các GTCG khác. Công tác huy động vốn thông qua việc phát hành GTCG tại chi nhánh tăng trưởng không đều trong ba năm qua. Cụ thể, năm 2020 tổng huy động phát hành GTCG đạt hơn 9 triệu đồng, tăng trưởng 1.07% so với năm 2019. Năm 2021, tổng huy động phát hành GTCG có xu thể giảm còn 5 triệu đồng, tương ứng giảm 0.59% so với năm 2020.
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn của VPBank – CN Núi Thành Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021
BẢNG 2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA VPBANK NÚI THÀNH GIAI ĐOẠN 2019 -2021
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2019-2021 VPBank - PGD Núi Thành)
Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM, các khách hàng cá nhân, cán bộ công nhân viên. Sỡ dĩ như vậy là vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng đồng thời là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. VPBank Núi Thành chú trọng việc đẩy mạnh mô hình quan hệ đối tác giữa khách hàng – ngân hàng – nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ, với hàng loạt các chương trình hợp tác với đại lý, với đối tác ưu đãi dành cho khách hàng mua xe; chương trình hợp tác với các đối tác bất động sản đem đến cơ hội cho khách hàng sỡ hữu các căn hộ chung cư tại các dự án uy tín.
Qua bảng số liệu 2.2 chúng ta thấy rất rõ doanh số cho vay (DSCV) của ngân hàng VPBank Núi Thành tăng trưởng khá nhanh trong ba năm qua. Cụ thể năm 2019 là 97,640 triệu đồng, năm 2020 là 98,642 và năm 2021 là 100,240 triệu đồng. Năm 2020 so với năm 2019, DSCV tăng 1,002 triệu đồng hay tăng 1.03%. Năm 2021 DSCV tăng chạm mức 1,598 triệu đồng hay tăng 1.62% so với năm 2020. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ sự nổ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm và giữ chân khách hàng của cán bộ công nhân viên ngân hàng VPBank Núi Thành. Ngân hàng đã không ngừng cho ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú như cho vay mua nhà, cho vay mua xe hơi, cho vay cá nhân kinh doanh, cho vay cầm cố chứng khoán… giúp người vay có thể lựa chọn những dịch vụ sản phẩm phù hợp với mình. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đơn giản hóa các thủ tục cho vay, đưa ra mức lãi suất hấp dẫn tạo điều kiện hợp lí nhất cho khách hàng vay vốn.
Doanh số thu nợ (DSTN) là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Mặc dù trong năm 2019 đến năm 2021, nền kinh tế gặp khó khăn nhưng ngân hàng vẫn đưa ra được những chính sách phù hợp
và tích cực nên giúp cho các doanh nghiệp trả được nợ và ngân hàng thu được nợ. Đến đầu năm 2022, nền kinh tế đã dần dần hồi phục và trên đà phát triển nên công tác thu hồi nợ diễn ra khá lạc quan, ổn định và đúng kì hạn Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2020 tăng 221 triệu động tương ứng tăng 0.24% so với năm 2019. Và doanh số thu nợ năm 2021 bắt đầu tăng 694 triệu đồng tương ứng tăng 0.76% so với năm 2020. Nắm bắt được tâm lý khách hàng, đối diện với nền kinh tế ảnh hưởng trầm trọng trong ba năm qua. Ngân hàng đã đưa ra các chính sách phù hợp và tích cực vừa giúp cho khách hàng có thể trả nợ một cách nhanh chóng đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo.
Dư nợ bình quân là một chỉ tiêu quan trọng, kết quả đánh giá đúng hơn sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng ngân hàng. Có thể nói phân khúc cho người có thu nhập thấp vay là một điểm sáng của VPBank Núi Thành và toàn VPBank suốt ba năm vừa qua. Hoạt động cho vay vẫn là một trong những sản phẩm chiến lược của VPBank Núi Thành, dự kiến duy trì mức đóng góp sẽ càng tăng trong những năm tới. Dư nợ bình quân của VPBank Núi Thành trong ba năm qua duy trì ở mức ổn đình: Năm 2020 tăng 7,601 triệu đồng tương ứng 7.62% so với năm 2019. Năm 2021 tăng 8,505 triệu đồng tương ứng 7.92% so với năm 2020.
Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét nhất của chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Phát sinh khoản nợ quá hạn đồng nghĩa với việc các khoản vay của ngân hàng đang đối mặt với các rủi ro. Theo quy định của NHNN thì tỉ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 3% và nợ quá hạn khó đòi chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nợ quá hạn thì ngân hàng đó được đánh giá là có hoạt động tín dụng hiệu quả. Con số nợ quá hạn tăng liên tục trong ba năm qua: năm 2019 nợ quá hạn là 1,280 triệu đồng; năm 2020 tăng lên 1,462 triệu đồng, và năm 2021 nợ quá hạn chạm mức 1,695 triệu đồng. Cụ thể năm 2020,
nợ quá hạn tăng 182 triệu đồng tương ứng tăng 14.22% so với năm 2019. Năm 2021, nợ quá hạn tăng lên 233 triệu đồng tương ứng tương ứng tăng 15.94% so với năm 2020. Con số này là một con số cực kì tốt bởi vì nợ quá hạn càng thấp thì mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay càng thấp, cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt chủ trương kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng, phát hiện và hỗ trợ kịp thời những khách hàng đang gặp vấn đề. Mặt khác khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích nên ra sức chạy đua uy tín trong vấn đề trả nợ với ngân hàng.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng. Việc tỷ lệ nợ xấu cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện, ngân hàng có chính sách loại bỏ dần các khoản nợ xấu Qua bảng số liệu ta có thể thấy nợ xấu chạm ngưỡng cao nhất vào năm 2021 là 450 triệu đồng. Có thể nói VPBank Núi Thành đã tập trung vào việc quản lý khách hàng, thực thi hiệu quả các nhiệm vụ của ngành và phát huy tối đa các biện pháp, công cụ hỗ trợ của chính phủ, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ việc phân loại nợ nên các khoản nợ khó đòi của những năm trước đã được thu hồi.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank – CN Núi Thành Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi dịch Covid bùng phát. Tuy nhiên các NHTM cũng như mọi doanh nghiệp khác luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo hiệu quả kinh doanh của mình, đồng thời thông qua hoạt động của ngân hàng để đánh giá một cách khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Ngân hàng VPBank – CN Núi Thành cũng là một trong những ngân hàng TMCP có kết quả hoạt động kinh doanh khá ổn định so với các ngân hàng trên cùng địa bàn trong thời gian qua. VPBank Núi Thành đã nhanh chóng quán triệt và thực hiên đúng đắn các chủ trương, chính sách của Nhà Nước. Từ đó tiến hành các kế hoạch ứng phó, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ khách