1. Dự toán ngân sách:
a. Khái niệm dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần ñạt ñược trong kỳ hoạt ñộng, ñồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy ñộng các nguồn lực ñể thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ ñó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn ñầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh, dự toán bảng cân ñối kế toán. Dự toán ngân sách là cơ sở ñể ñánh giá thành quả hoạt ñộng của từng bộ phận, từ ñó xác ñịnh trách nhiệm của từng bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tổ chức và hoạch ñịnh.
b. Phân loại dự toán ngân sách
Dự toán là công cụ của nhà quản lý, chính vì thế ñòi hỏi nhà quản lý phải am hiểu các loại dự toán ñể thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai ñoạn. Tùy theo cách thức phân loại sẽ có các loại dự toán ngân sách sau ñây:
+ Phân loại theo thời gian
- Dự toán ngân sách ngắn hạn - Dự toán ngân sách dài hạn + Phân loại theo chức năng
- Dự toán hoạt ñộng - Dự toán tài chính
+ Phân loại theo phương pháp lập - Dự toán ngân sách linh hoạt - Dự toán ngân sách cốñịnh
13
+ Phân loại theo mức ñộ phân tích - Dự toán từ gốc
- Dự toán cuốn chiếu
2. Kế toán các trung tâm trách nhiệm:
Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền ñạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm ñạt ñược mục tiêu chung của tổ chức.
Gắn với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó ñược gắn trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể. Có bốn loại trung tâm trách nhiệm, bao gồm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm ñầu tư.
3. Hệ thống kế toán chi phí
Chi phí có thể hiểu là giá trị của các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của tổ chức ñể ñạt ñược một mục ñích nào ñó. Bản chất của chi phí là phải mất ñi ñể ñổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng.. hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ ñược phục vụ.
Tuy nhiên, mục ñích của kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí là nhằm cung cấp thông tin thích hợp, hữu ích và kịp thời cho việc ra quyết ñịnh kinh doanh của nhà quản trị. Vì thế, ñối với kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt ñộng sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính ñể thực hiện một dự án, hoặc là những lợi nhuận bị mất ñi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Do ñó, việc phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm ñáp ứng mục tiêu quản lý khác nhau là một yêu cầu cần thiết của kế toán chi phí.
4. Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết ñịnh
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, ñồng thời xem xét sựảnh hưởng của các nhân tố ñó ñến lợi nhuận của công ty. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở ñể ñưa ra các quyết ñịnh như: chọn dây chuyền sản xuất, ñịnh giá sản phẩm, chiến lược bán hàng…
14
Phân tích thông tin kế toán quản trị ñể ra các quyết ñịnh ñầu tư ngắn hạn, dài hạn. Quá trình ra quyết ñịnh của doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, trong ñó mỗi phương án ñược xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán nhất là thông tin về chi phí ñầu tư nhằm ñạt ñược các lợi ích kinh tế cao nhất. Các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải ñứng trước sự lựa chọn nhiều phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án hành ñộng là một tình huống khác nhau, có số loại, số lượng, khoản mục chi phí và thu nhập khác nhau, chúng chỉ có chung một ñặc ñiểm là ñều gắn nhiều vào các thông tin của kế toán, do ñó ñòi hỏi các nhà quản trị phải xem xét, cân nhắc ñể ra quyết ñịnh ñúng ñắn nhất. Và ñể ñảm bảo ra quyết ñịnh ñúng ñắn, nhà quản trị cần phải có công cụ thích hợp giúp họ phân biệt ñược thông tin thích hợp với những thông tin không thích hợp, thông tin nào không thích hợp cần ñược loại bỏ ra khỏi cơ cấu thông tin cần xem xét và chỉ có những thông tin cần thiết mới thích hợp trong các quyết ñịnh kinh doanh.
5. Nội dung của kế toán quản trị theo thông tư số 53/2006/TT-BTC
Để cụ thể hóa công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp của Việt Nam ngày 12/06/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán.
Thông tư hướng dẫn một số nội dung cơ bản của kế toán quản trị áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
a. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
- Kế toán quản trị chi phí: căn cứ vào ñặc ñiểm hoạt ñộng và yêu cầu quản lý ñể tổ chức tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí và xác ñịnh các loại chi phí của doanh nghiệp.
Để phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh ñược phân loại theo các tiêu thức:
+ Theo nội dung kinh tế chi phí ñược phân chia thành 2 loại: chi phí sản xuất (chi phí hình thành nên giá trị sản phẩm sản xuất), chi phí ngoài sản xuất (chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất nhưng cần thiết ñể hoàn thành quá trình sản xuất).
+ Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí ñược chia ra: chi phí thời kỳ (phát sinh theo thời gian), chi phí sản phẩm (chi phí cấu thành nên giá trịñơn vị sản phẩm)
Để phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh ñược phân loại theo các tiêu thức sau:
15
+ Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí ñược chia ra: chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp.
+ Theo tính chất chi phí, chi phí ñược chia ra: chi phí trực tiếp (chi phí cấu thành nên sản phẩm), chi phí gián tiếp (chi phí liên quan ñến nhiều sản phẩm), chi phí kiểm soát ñược, chi phí không kiểm soát ñược.
+ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án ñầu tư, chi phí của dự án ñược chia ra: chi phí thích hợp, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm.
- Kế toán quản trị giá thành sản phẩm: Tùy theo ñặc ñiểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa ñối tượng hạch toán chi phí và ñối tượng tính giá thành sản phẩm ñể doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp tính giá thành sản phẩm. Các phương pháp chủ yếu: tính giá thành theo công việc; tính giá thành theo quá trình sản xuất; tính giá thành theo ñịnh mức; theo phương pháp hệ số; phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ. Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm, nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực. Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý hoặc năm tùy vào loại hình sản xuất sản phẩm.
b. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp xác ñịnh giá bán sản phẩm theo nguyên tắc giá bán ñủ bù ñắp chi phí và ñạt ñược lợi nhuận mong muốn.
Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán, báo cáo bán hàng và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt phù hợp với yêu cầu quản lý.
c. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng, kết cấu hàng bán và sự tác ñộng của các nhân tố này ñến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích gồm: lãi tính trên biến phí ñơn vị, tổng lãi tính trên biến phí, tỷ suất lãi tính trên biến phí, kết cấu chi phí, ñòn bẩy kinh tế, ñiểm hòa vốn, ….
Việc phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp ñưa ra ñược các quyết ñịnh trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối ña hóa lợi nhuận.
d. Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết ñịnh
Ra quyết ñịnh là chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp. Quyết ñịnh phổ biến ở doanh nghiệp gồm: quyết ñịnh ngắn hạn và quyết ñịnh dài hạn.
Quyết ñịnh ngắn hạn là những quyết ñịnh kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường chỉ liên quan ñến một thời kỳ hoặc dưới một
16
năm. Xét về vốn ñầu tư thì quyết ñịnh ngắn hạn là các quyết ñịnh không ñòi hỏi vốn ñầu tư lớn. Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết ñịnh ngắn hạn, kế toán quản trị cần thực hiện các bước: Thu thập thông tin Loại bỏ thông tin không thích hợp Xác ñịnh các thông tin thích hợp Ra quyết ñịnh.
Quyết ñịnh ñầu tư dài hạn thường là quyết ñịnh ñầu tư tài sản mới hay tiếp tục sử dụng tài sản cũ; mở rộng quy mô sản xuất; thuê hay mua TSCĐ; lựa chọn các thiết bị khác trong thời gian thích hợp, …Để cung cấp thông tin cho việc ra quyết ñịnh ñầu tư, kế toán quản trị cần thực hiện các bước: Phân loại quyết ñịnh (quyết ñịnh có tính sàng lọc; quyết ñịnh có tính ưu tiên) Thu thập thông tin và phân loại thông tin phù hợp với loại quyết ñịnh Quyết ñịnh lựa chọn phương án sau khi ñã có thông tin thích hợp.
e. Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
Hệ thống chỉ tiêu dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh ñược xây dựng riêng cho từng quá trình, như; quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ, …
Dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh ñược lập cho cả năm và chia ra các quý, các tháng trong năm.
g. Kế toán quản trị TSCĐ
Doanh nghiệp cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp ñể phản ánh ñược các chỉ tiêu về giá trị hiện vật của quá trình quản lý, sử dụng và phân tích ñánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn ñơn vị, các bộ phận, các ñối tượng TSCĐ chủ yếu, ñồng thời cung cấp nhu cầu sử dụng TSCĐ của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp một cách cụ thể ñể giúp lãnh ñạo doanh nghiệp có cơ sở quyết ñịnh các phương án khai thác năng lực TSCĐ hiện có và ñầu tư mới thích hợp, hiệu quả.
h. Kế toán quản trị hàng tồn kho
Doanh nghiệp cần lập danh ñiểm vật tư và tổ chức kế toán quản trị về số hiện có, số ñã sử dụng, ñã bán cả về số lượng và giá trị phù hợp danh ñiểm vật tư, sản phẩm, hàng hóa ñã lập theo yêu cầu quản lý nội bộ; Doanh nghiệp cần xác ñịnh phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp với ñiều kiện và hoàn cảnh cụ thểñáp ứng yêu cầu quản lý cũng như lập kế hoạch cho tương lai; doanh nghiệp lập ñịnh mức chi phí nguyên liệu, vật liệu cho từng công việc sản phẩm và lập ñịnh mức dự trữ cho từng danh ñiểm hàng tồn kho.
17 i. Kế toán quản trị lao ñộng và tiền lương
- Lập ñịnh mức giờ công và ñơn giá tiền lương cho các bậc thợ, nhân viên của doanh nghiệp;
- Lập ñịnh mức chi phí nhân công tiêu hao cho từng giai ñoạn công việc, sản phẩm, dịch vụ, …
- Xác ñịnh và kiểm soát ñược thời gian làm việc của từng lao ñộng;
- Tính toán ñầy ñủ và phân bổ chi phí nhân công vào các giá phí, trung tâm chi phí và giá thành hợp lý, phù hợp.
k. Kế toán quản trị các khoản nợ
Cung cấp thông tin về chủ nợ, loại nợ theo kỳ hạn, thời hạn thanh toán và chất lượng của khoản nợ vào bất kỳ lúc nào khi nhà quản lý yêu cầu.