Khái quát hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội (Trang 41 - 43)

1.3 Tiếp cận QTTG trong hoạt động đào tạo tại trƣờng đại học

1.3.1 Khái quát hoạt động đào tạo

1.3.1.1 Khái niệm

Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phƣơng pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo đồng thời bồi dƣỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho ngƣời học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp ngƣời học chiếm lĩnh đƣợc một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến những mặt khác của cuộc sống.

Hoạt động đào tạo về cơ bản đồng nghĩa với hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Nhƣng trong một ý nghĩa hẹp hơn, hai khái niệm này vẫn có sự phân biệt. Đào tạo là quá trình giáo dục với những chƣơng trình, mục tiêu, phƣơng pháp quy trình cụ thể, gắn với từng bậc học, từng loại hình đào tạo cụ thể. Còn “giáo dục” có ý nghĩa chung hơn, phản ánh quá trình truyền thụ lĩnh hội tri thức của loài ngƣời, qua đó làm biến đổi nhân cách. Phạm trù giáo dục

đƣợc áp dụng cho mọi bậc học từ giáo dục mầm non cho đến giáo dục đại học, sau đại học, còn phạm trù đào tạo chủ yếu đƣợc sử dụng cho bậc đại học, cao đẳng và dạy nghề trở lên có nhiệm vụ đào tạo những ngƣời đi sâu vào một nghề cụ thể, một loại công việc chuyên môn nhất định, khác với giáo dục phổ thông có nhiệm vụ đào tạo ngƣời công dân, ngƣời lao động phổ thông có những hiểu biết, năng lực và phẩm chất thông thƣờng cần thiết để sống và làm việc trong những điều kiện bình thƣờng chung cho mọi ngƣời trong xã hội.

Hoạt động đào tạo có nội dung rộng hơn và bao gồm trong đó hoạt động dạy học. Hoạt động đào tạo không những chỉ trong mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học mà còn cả trong hệ thống các mối quan hệ của ngƣời dạy, ngƣời học với cả xã hội.

1.3.1.2 Nội dung của hoạt động đào tạo trong trường đại học

Hoạt động đào tạo nói chung đều bao quát sáu vấn đề: - Đào tạo nhằm mục đích gì? (Mục tiêu đào tạo)

- Đào tạo ai? ( Đối tƣợng đào tạo) - Ai đào tạo? (Chủ thể đào tạo) - Đào tạo cái gì? (Nội dung đào tạo)

- Đào tạo bằng cách nào? (Phƣơng thức đào tạo)

- Đào tạo bằng phƣơng tiện gì? (Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo)

Sáu vấn đề cơ bản trên có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, chi phối lẫn nhau và làm điều kiện cho nhau. Chúng không tồn tại riêng mà kết hợp với nhau, cùng vận động trong một chỉnh thể thống nhất, cùng tồn tại và chỉ tồn tại trong một hệ thống đƣa ngƣời học từ trạng thái chƣa đạt mục tiêu đến đạt mục tiêu ngày càng tốt hơn.

Trong các yếu tố cơ bản của hoạt động đào tạo, yếu tố mục tiêu quy định các chuẩn mực phải đạt đƣợc, năm yếu tố cơ bản còn lại của hoạt động đào tạo hợp thành các điều kiện, các phƣơng tiện để thực hiện các chuẩn đó.

Tính hiện thực, tính khả thi của mục tiêu đào tạo đƣợc đo bằng số lƣợng và chất lƣợng của năm yếu tố còn lại có phù hợp với mục tiêu đào tạo hay không. Trong các yếu tố cấu thành khả năng biến mục tiêu đào tạo thành hiện thực thì có hai yếu tố cơ bản nhất là yếu tố ngƣời dạy (chủ thể đào tạo) và yếu tố ngƣời học (đối tƣợng đào tạo). Chúng tạo ra động lực của sự đào tạo, giáo dục, dạy học. Các yếu tố khác chỉ phát huy tác dụng trong chừng mực chúng đƣợc sử dụng thông qua ngƣời dạy và ngƣời học. Trong hai yếu tố ngƣời dạy và ngƣời học thì tính tự giác và hơn nữa là sự ham mê của ngƣời thầy trong việc dạy và của ngƣời học trong việc học là điều then chốt quyết định chất lƣợng của đào tạo. Tính tự giác và sự ham mê này một phần là do bản thân ngƣời dạy và ngƣời học tự tạo ra cho mình, nhƣng một phần không kém quan trọng là đƣợc tạo ra gián tiếp hay trực tiếp bởi tính chất và đặc điểm của xã hội trong đó họ sống và dạy hay học nói chung và bởi các chính sách của xã hội có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị đại học nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)