CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN
3.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi
Sứ mệnh
Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo định hƣớng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lƣợng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam; nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; tạo môi trƣờng thuận lợi để sáng tạo, nuôi dƣỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại.
Tầm nhìn
Trở thành đại học theo định hƣớng nghiên cứu đƣợc xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á, trong đó có một số ngành và chuyên ngành đƣợc kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học có uy tín trên thế giới.
Giá trị cốt lõi
- Khuyến khích sáng tạo, nuôi dưỡng say mê
Trƣờng Đại học Kinh tế là một môi trƣờng tự do sáng tạo, ủng hộ đổi mới và là cái nôi nuôi dƣỡng niềm say mê của các thế hệ giảng viên, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Niềm say mê thúc đẩy sự sáng tạo, sáng tạo mang lại những ý tƣởng đổi mới, đổi mới sẽ tạo ra những đột phá để khẳng định vị thế và thƣơng hiệu của Trƣờng.
- Tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hợp tác
Hợp tác chính là tôn trọng sự khác biệt. Sự cộng hƣởng của sức mạnh hợp tác với sự khác biệt của mỗi thành viên trong cộng đồng Trƣờng Đại học Kinh tế đƣợc gắn kết chí hƣớng và theo đuổi cùng một mục tiêu tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn Trƣờng.
- Coi trọng chất lượng, hiệu quả
Chất lƣợng - hiệu quả là sự lựa chọn phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc hƣớng đến xếp hạng ngang tầm khu vực và quốc tế, đƣợc thể hiện trong mọi mặt hoạt động của mỗi đơn vị và thành viên trong Trƣờng Đại học Kinh tế. Đó vừa là động lực cho mọi hành động vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trƣờng.
- Đảm bảo hài hòa, phát triển bền vững
Sự hài hòa trong mọi hoạt động từ công việc chung cho tới sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và tập thể là động lực cho mỗi thành viên không ngừng phấn đấu để tự hoàn thiện và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Trƣờng Đại học Kinh tế.