CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình thực hiện quản lý dự án
3.2.1. Thực trạng thực hiện dự án
Dự án “Đƣờng sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông” có chủ đầu tƣ là Cục Đƣờng sắt Việt Nam, đã đƣợc triển khai từ năm 2004, Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng tuyến đƣờng sắt này đã đƣợc Viện thiết kế đƣờng sắt Bắc Kinh và Tổng Công Ty Tƣ vấn thiết kế GTVT (TEDI) hoàn thành từ năm 2005. Dự án đƣợc chính thức phê duyệt theo quyết định số 3136/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2008. Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án dựa trên Quy phạm thiết kế Metro GB 50157 – 2003.
Tuyến Cát Linh – Hà Đông có lộ trình chạy dọc theo các nút giao thông và các đoạn đƣờng có lƣu lƣợng giao thông lớn, tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Khi tuyến hoàn thành xây dựng và đi vào khai thác sẽ phát huy hiệu quả trong việc giảm bớt độ đông đúc, chật chội của giao thông trên mặt đất, nâng cao khả năng phục vụ của giao thông công cộng, thúc đẩy hệ thống giao thông của toàn thành phố phát triển theo hƣớng bền vững.
Tổng vốn đầu tƣ cho dự án là 552,86 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc China Exim Bank là 1,2 tỷ NDT (tƣơng đƣơng 169 triệu USD), lãi suất 3%/năm, các khoản phí và bảo hiểm, thời hạn vay 15 năm (5 năm ân hạn);
- Vốn vay ƣu đãi bên mua: 250 triệu USD, lãi suất 4%/năm, các khoản phí và bảo hiểm, thời hạn vay 15 năm (5 năm ân hạn);
- Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 133,86 triệu USD (chiếm 24% tổng nguồn vốn).
Trong tổng số 552,86 triệu USD (ƣớc tính 8.770 tỷ VNĐ theo tỷ giá 1 USD = 15.863 VNĐ) đƣợc chia làm hai phần, gồm có:
Phần công trình - Điện: 7.866 tỷ đồng
- Chi phí xây dựng: 3.548 tỷ đồng - Chi phí thiết bị: 869 tỷ đồng - Chi phí đền bù GPMB: 596 tỷ đồng - Chi phí QLDA, chi phí khác: 508 tỷ đồng - Các khoản phí và thuế: 926 tỷ đồng - Dự phòng: 1.418 tỷ đồng
Phầntoa xe – Đầu máy: 904 tỷ đồng
- Chi phí mua sắm toa xe: 746 tỷ đồng - Các khoản chi phí và thuế: 76 tỷ đồng - Dự phòng: 82 tỷ đồng
Phƣơng án sử dụng nguồn vốn và công nghệ của Trung Quốc đƣợc đánh giá là phù hợp với điều kiện hiện nay của nƣớc ta, vì giá thành và công nghệ của Trung Quốc rẻ hơn so với các nƣớc phát triển khác.
Tổng chiều dài toàn dự án là hơn 13 km, với 12 ga toàn tuyến và chỉ có phƣơng án đi trên cao. Lộ trình của tuyến bắt đầu tại khu vực Cát Linh, đi theo hành trình: Cát Linh – Hào Nam – La Thành – Thái Hà – đƣờng Láng – Ngã Tƣ Sở - quốc lộ 6 – Thƣợng Đình – Hà Đông – Ba La, sau 2020 sẽ phát triển tuyến này tới Xuân Mai.
Theo dự kiến, giai đoạn triển khai thiết kế kỹ thuật của dự án sẽ mất khoảng 1 năm, giai đoạn lựa chọn tƣ vấn mất 6 tháng và giai đoạn thi công mất 3 năm. Do đó, nhanh nhất đến năm 2014 tuyến đƣờng sắt Cát Linh – Hà Đông mới hoàn thành và đi vào khai thác.
Tiến độ thực hiện dự án đƣờng sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông:
- Phƣơng án tổng thể GPMB khu vực Hà Đông đã đƣợc phê duyệt vào ngày 16/02/2009, Cục ĐSVN đã trình Bộ GTVT xem xét ra Quyết định tách tiểu dự án GPMB chuyển về cho UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tƣ. Hiện Ban QLDA ĐS đang chỉ đạo các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến đọ xây dựng khu tái định cƣ cho dự án, chỉ đạo UBND TP Hà Đông và Sở Tài nguyên môi trƣờng xác định rõ vị trí, địa điểm cho công tác tái định cƣ bằng đất cho khu vực TP Hà Đông;
- Hoàn thiện công tác cắm cọc GPMB khu Depot;
- Phối hợp UBND quận Đống Đa, các ban ngành, Tƣ vấn TEDI phê duyệt phƣơng án tổng thể GPMB trên địa bàn quận vào ngày 26/02/2009;
- Cục ĐSVN đã đệ trình Bộ GTVT kết quả chỉ định thầu gói thầu EPC, hiện nay Cục đang thƣơng thảo nội dung Hợp đồng kinh tế với Nhà thầu Công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn Cục 6 đƣờng sắt Trung Quốc, phấn đấu hoàn tất hồ sơ trình Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt hợp đồng EPC
vào giữa tháng 4/2009, ký hợp đồng vào cuối tháng 4/2009 và tiến hành khởi công dự án ngay sau khi hợp đồng đƣợc ký kết.