CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà
4.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Các bộ ngành trong Chính phủ và chính quyền các địa phƣơng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác quản lý vốn ODA theo hƣớng chuyên môn hóa.
Xuất phát từ thực trạng hiện nay của Ban quản lý dự án, đó là tình trạng thiếu cán bộ để thực hiện dự án. Các cán bộ của Ban quản lý dự án hiện tại phải thực hiện nhiều công việc, phụ trách nhiều dự án. Điều này đã buộc
Ban quản lý dự án không thể thực hiện đầy đủ các công việc của một ban quản lý dự án nhƣ: lập dự án, lập hồ sơ mời thầu, chất lƣợng của công tác quản lý dự án có phần bị hạn chế. Đội ngũ cán bộ không có thời gian để bổ sung kiến thức, tự hoàn thiện mình. Do vậy, trong thời gian tới, Ban quản lý dự án cần đƣợc bổ sung thêm nhân sự mới, đồng thời với số cán bộ hiện đang ký hợp đồng ngắn hạn cần chuyển sang ký hợp đồng dài hạn nếu thấy họ làm đƣợc việc. Điều này có tác dụng: Thứ nhất, việc bổ sung ngƣời mới sẽ giúp san sẻ bớt số dự án mà mỗi cán bộ phụ trách. Từ đó, họ sẽ có thêm thời gian để tập trung quản lý các dự án, cũng nhƣ có thời gian để học hỏi, nâng cao nghiệp vụ của mình. Thứ hai, các cán bộ ký hợp đồng ngắn hạn (03 tháng) thƣờng sẽ có tâm lý không yên tâm. Do vậy, nếu họ là những ngƣời làm việc có hiệu quả, sau một thời gian, nên ký hợp đồng dài hạn hơn với họ, trƣớc mắt là 01 năm, nhƣ vậy các cán bộ này sẽ yên tâm công tác hơn. Đồng thời, do tính chất công việc có nhiều dự án thời gian thực hiện chỉ từ 02-03 tháng cho đến 01 năm, nên nếu ký hợp đồng 03 tháng, khi đó họ không ký tiếp sẽ làm cho dự án phải chuyển giao cho cán bộ khác, việc thực hiện dự án sẽ bị đứt mạch, rất dễ dẫn đến không đảm bảo chất lƣợng. Để phát triển nguồn nhân lực hiện nay của Ban quản lý dự án thì cần tiến hành công tác đào tạo con ngƣời. Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh, hệ thống luật pháp có nhiều biến động, nhiều lý thuyết kinh tế, kỹ thuật, quản lý mới đƣợc đƣa vào nƣớc ta. Do vậy, nó đòi hỏi các cán bộ của Ban quản lý dự án phải không ngừng học tập, trao dồi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ. Đồng thời để đảm đƣơng đƣợc các công việc mới nhƣ lập dự án, lập hồ sơ mời thầu,.v.v. không còn cách nào khác là các cán bộ trong Ban quản lý dự án phải tiếp tục học tập. Muốn vậy , Ban cần tạo điều kiện cho các cán bộ bằng cách: Liên lạc với các cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo ngoài giờ làm việc.
Tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện để trao đổi kinh nghiệm công tác.
Cử cán bộ đi học các khoá đào tạo chuyên sâu.
Phát tài liệu đào tạo cho các cán bộ tự nghiên cứu tại nhà.v.v.
Khi thực hiện đƣợc điều này, không những giải quyết đƣợc tức thời các tồn tại nhƣ chƣa có cán bộ có kỹ năng lập dự án, lập hồ sơ mời thầu, bổ sung cho cán bộ các kỹ năng, kỹ thuật quản lý dự án mà còn nâng cao hiệu quả quản lý dự án thể hiện qua việc thực hiện các công việc đƣợc đảm bảo đúng tiến độ. Bởi ta biết rằng, không thể tuyển ngay một lúc tất cả ngƣời mới để thực hiện các công việc trên. Việc đào tạo cán bộ tại chỗ sẽ giải quyết các vấn đề trên với chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao, không làm xáo trông công việc của Ban quản lý dự án. Công tác này cũng đƣợc chú trọng trong các quá trình thực hiện dự án. Theo đó một khoản chi phí đƣợc tách ra từ tổng mức đầu tƣ để nâng cao năng lực thể chế cũng nhƣ năng lực của cán bộ nhân viên của Ban quản lý dự án, chi phí này đƣợc gọi là chi phí nâng cao năng lực thể chế của Ban quản lý và Bộ Giao thông vận tải chiếm khoảng 1% tổng mức đầu tƣ. Ngoài ra để phát triển nguồn nhân lực hiện có của Ban thì Ban quản lý dự án 5 cần áp dụng các chính sách về khen thƣởng, các chế độ đãi ngộ nhƣ bổ nhiệm chức vụ, …đối với những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao để làm động lực cho cán bộ nhân viên toàn ban phấn đấu, tạo ra không khí làm việc thi đua. Và không thể thiếu đƣợc việc sắp xếp vị trí làm việc của cán bộ nhân viên đúng với chuyên môn của họ.