Thực trạng công tác quản lý ở Ban quản lý dự án đường sắt tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước tại dự án đường sắt đô thị hà nội tuyến cát linh hà đông (Trang 48 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình thực hiện quản lý dự án

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý ở Ban quản lý dự án đường sắt tuyến

Linh – Hà Đông

Hoạt động QLDA của BQLDA đƣờng sắt hiện nay tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nƣớc về QLDA, đặc biệt là Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 2 năm 2009 Về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình và Văn bản số 352/TTg-CN của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2008 Về hình thức hoạt động của các BQLDA.

Theo đó, xét trên các lĩnh vực: quản lý thời gian và tiến độ, quản lý chi phí, quản lý chất lƣợng, thực tế hoạt động QLDA ở Ban QLDA ĐS có thể đƣợc phân tích nhƣ sau:

3.2.2.1. Về công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án

Công trình xây dựng trƣớc khi triển khai phải đƣợc lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã đƣợc phê duyệt. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhƣng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.

Công tác quản lý thời gian và tiến độ đƣợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch tiến độ do nhà thầu lập. Trên thực tế, thời gian và tiến độ dự án do nhiều đơn vị có liên quan cùng tham gia thực hiện quản lý. Trong đó, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất là nhà thầu (có thể là nhà thầu thi công, nhà thầu mua sắm, nhà thầu tƣ vấn,…).

Trong quá trình đó, Ban QLDA ĐS có trách nhiệm căn cứ vào kế hoạch đấu thầu đã đƣợc phê duyệt phối hợp với các bên có liên quan nhƣ nhà thầu thi công, tƣ vấn giám sát,…tiến hành theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và ra quyết định điều chỉnh trong trƣờng hợp tiến độ thi

công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng đến tổng tiến độ của dự án.

Việc theo dõi giám sát tiến độ dự án đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, định kỳ hàng tháng. Ban QLDA ĐS phối hợp với tƣ vấn giám sát tiến hành thanh tra, kiểm tra Báo cáo tiến độ của nhà thầu và so sánh tiến độ thực tế với tiến độ theo kế hoạch. Trƣờng hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tƣ phải báo cáo Cục ĐSVN để đƣa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án:

Công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công:

Với công tác quản lý tiến độ giải phóng mặt bằng:

Ban QLDA ĐS chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ cắm cọc GPMB và mốc chỉ giới, chuẩn bị hồ sơ xin thu hồi đất trình Cục ĐSVN trình cấp có thẩm quyền của địa phƣơng phục vụ công tác GPMB. Sau khi hồ sơ GPMB đƣợc phê duyệt, Ban QLDA ĐS sẽ tiến hành tổng hợp quyết toán kinh phí GPMB dựa trên quyết định đầu tƣ của dự án đã đƣợc phê duyệt và quyết toán kinh phí do địa phƣơng thực hiện vào quyết toán chung của dự án.

Ban QLDA ĐS tiến hành giải quyết những khúc mắc phát sinh với địa phƣơng trong quá trình GPMB, trƣờng hợp có phát sinh sự cố đặc biệt nghiêm trọng phải kịp thời trình báo với Cục ĐSVN để có phƣơng án xử lý.

Công tác GPMB hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải đối với công tác QLDA đầu tƣ xây dựng nói chung ở nƣớc ta và đối với công tác QLDA ở Ban QLDA ĐS nói riêng. Theo đánh giá của các chuyên gia QLDA trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, tiến độ chung của toàn dự án chịu ảnh hƣởng tới 70% từ tiến độ GPMB, 25% từ tiến độ của các nhà thầu và 5% từ phía chủ đầu tƣ.

Hiện nay, tất cả các dự án ở Ban QLDA ĐS đều bị chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu, thƣờng xuyên phải gia hạn thêm thời gian cho nhà thầu,

tuy nhiên chƣa xảy ra tình trạng chậm tiến độ nghiêm trọng, và nguyên nhân chủ yếu nằm ở công tác GPMB.

Cụ thể, theo kế hoạch tiến độ của dự án “Đƣờng sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông”, dự án sẽ khởi công vào tháng 12 năm 2008. Tuy nhiên đến tháng 10 năm 2011 dự án mới đƣợc khởi công do tiến độ GPMB quá chậm, không có mặt bằng giao cho các nhà thầu dù công tác đấu thầu đã đƣợc thực hiện và đã chọn đƣợc tổng thầu EPC.

Giải thích tình trạng trên, lãnh đạo phòng QLDA 4 là đơn vị trực tiếp quản lý dự án đã cho rằng: Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng, thƣờng xuyên xảy ra tình trạng không thống nhất đƣợc giữa quyết toán kinh phí GPMB do chủ đầu tƣ phê duyệt và quyết toán kinh phí GPMB do địa phƣơng thực hiện, đặc biệt với các dự án xây dựng tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, nơi mà giá cả đất đai đắt đỏ và thƣờng xuyên biến động. Bên cạnh đó các thủ tục và cơ chế GPMB ở các địa phƣơng quá rƣờm rà, phức tạp và không thống nhất giữa các địa phƣơng khác nhau. Chính vì vậy, cán bộ QLDA gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với cán bộ GPMB ở các địa phƣơng dẫn đến chậm tiến độ nhiều dự án. Tuy nhiên tiến độ chậm nhƣ hiện tại vẫn là chấp nhận đƣợc và nằm trong khả năng kiểm soát của Ban QLDA ĐS. Hiện nay, Ban QLDA ĐS đang có các giải pháp mạnh mẽ nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB và nhanh chóng đƣa dự án vào giai đoạn thi công.

Với công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng:

Ban QLDA ĐS tiến hành quản lý tiến độ thi công xây dựng căn cứ vào kế hoạch đấu thầu và kế hoạch tiến độ chi tiết do nhà thầu lập và đã đƣợc phê duyệt. Ban QLDA ĐS tổ chức thuê tƣ vấn giám sát và phối hợp với tƣ vấn tiến hành giám sát tiến độ thi công thực tế, phát hiện các sự cố làm chậm tiến độ dự án và có biện pháp đốc thúc nhà thầu điều chỉnh kịp thời.

ĐS có trách nhiệm phối hợp với tƣ vấn giám sát kiểm tra tiến độ thực tế của các gói thầu và lập báo cáo tiến độ định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục ĐSVN.

Công tác quản lý tiến độ ở Ban QLDA ĐS chịu sự giám sát thƣờng xuyên, liên tục, theo các hình thức kiểm tra định kỳ và đột xuất của Ban thanh tra của Cục ĐSVN.

3.2.2.2.Về công tác quản lý chất lượng dự án:

Căn cứ vào các Quy chuẩn xây dựng của Nhà nƣớc (TCVN) và các tiêu chuẩn chất lƣợng của ngành (TCN) cùng các yêu cầu chất lƣợng đặc thù của từng dự án và hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, Ban QLDA ĐS phối hợp tƣ vấn giám sát tiến hành kiểm tra, giám sát chất lƣợng các công trình đầu tƣ xây dựng của từng dự án, kịp thời phát hiện ra các rủi ro, sai phạm để tiến hành xử lý kịp thời.

Chất lƣợng của công trình xây dựng đƣợc hình thành cùng với quá trình hình thành công trình xây dựng và phụ thuộc vào cả 2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu đầu tƣ thiết kế và giai đoạn thi công xây dựng. Giai đoạn đầu là giai đoạn hình thành nên những tiêu chuẩn chất lƣợng cho công trình. Tiêu chuẩn chất lƣợng công trình xây dựng phải đƣợc xác định phù hợp với mục tiêu đầu tƣ, với yêu cầu sử dụng công trình. Ảnh hƣởng của các quyết định đến chất lƣợng công trình ở giai đoạn này là rất to lớn và có ý nghĩa quyết định. Giai đoạn thi công xây dựng công trình là giai đoạn thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo việc thi công đúng thiết kế. Nếu quản lý thi công không tốt sẽ không đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng công trình đã đƣợc xác định ở giai đoạn trƣớc.

Công tác Quản lý chất lƣợng dự án đƣợc thực hiện theo định kỳ, thƣờng xuyên trong suốt quá trình diễn ra dự án. Công tác giám sát chất lƣợng dự án đƣợc thực hiện ở 3 khâu với các nội dung cụ thể sau:

Giám sát chất lƣợng khâu khảo sát xây dựng:

- Giám sát chất lƣợng phƣơng án kỹ thuật khảo sát xây dựng; - Giám sát chất lƣợng nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; - Giám sát chất lƣợng bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Giám sát chất lƣợng khâu thiết kế xây dựng công trình:

- Giám sát chất lƣợng khâu thiết kế kỹ thuật;

- Giám sát chất lƣợng khâu thiết kế bản vẽ thi công; - Giám sát chất lƣợng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;

- Giám sát chất lƣợng khâu nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

Giám sát chất lƣợng khâu thi công:

- Giám sát chất lƣợng trong giai đoạn chuẩn bị thi công;

- Giám sát chất lƣợng trong giai đoạn thực hiện công tác xây lắp; - Giám sát chất lƣợng trong giai đoạn hoàn thành đƣa công trình vào sử dụng.

Nhƣ vậy, công tác giám sát chất lƣợng dự án ở Ban QLDA ĐS tuân thủ yêu cầu lấy hoạt động của hạng mục công trình làm đối tƣợng; lấy pháp luật, quy định chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa; lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích.

Ngoài ra, công tác giám sát đã đƣợc quán triệt ngay từ khâu chuẩn bị (nhƣ điều tra khảo sát lập dự án), thực hiện dự án (lập thiết kế, tổng dự toán, đấu thầu, quản lý công trình, quản lý hợp đồng), đƣa công trình vào sử dụng (bảo trì).

Khi có sự cố đƣợc phát hiện, nếu mức độ nghiêm trọng không đáng kể và nằm trong khả năng của Ban sẽ ngay lập tức đƣợc xử lý tránh ảnh hƣởng đến các công việc tiếp theo của dự án. Nếu sự cố là đặc biệt nghiêm trọng và có ảnh hƣởng lớn đến dự án, Ban QLDA ĐS sẽ lập hồ sơ trình lên chủ đầu tƣ là Cục ĐSVN xem xét ra quyết định xử lý và điều chỉnh dự án.

Công tác quản lý chất lƣợng ở Ban QLDA ĐS sẽ đƣợc Ban thanh tra chất lƣợng của Cục ĐSVN tiến hành thanh tra thƣờng xuyên, liên tục, theo định kỳ và đột xuất.

Đến nay, công tác quản lý chất lƣợng ở Ban đƣợc thực hiện khá tốt, chƣa xảy ra sự cố vi phạm chất lƣợng nghiêm trọng nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước tại dự án đường sắt đô thị hà nội tuyến cát linh hà đông (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)