CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Dự báo nhu cầu sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc cho các dự án đầu tƣ
tƣ xây dựng công trình giao thông từ nay cho đến năm 2020.
Giai đoạn từ 2010 – 2020, Việt Nam thể hiện quan điểm phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh gắn liền với phát triển bền vững. Để đạt đƣợc mục tiêu mang tầm chiến lƣợc đó, trƣớc tiên, Việt Nam cần phải gia tăng vốn đầu tƣ hơn nữa cho phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đƣờng bộ hiện đại. Và để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì cần phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nguồn lực và phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, song hành với việc bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hệ thống đƣờng ở Việt Nam là rất lớn, mà nguồn vốn NSNN lại hạn hẹp, đây thực sự là thách thức với Việt Nam.
Thiếu nguồn vốn đầu tƣ các dự án sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, các công trình chậm tiến độ; biến động giá cả làm lƣợng vốn đầu tƣ vì thế mà tăng lên. Các dự án phải điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ nhiều lần, nhƣ dự án đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ 3.800 tỷ đồng, điều chỉnh lần 1 lên 7.000 tỷ đồng và điều chỉnh lần 2 là 8.974 tỷ đồng; Dự án đƣờng cao tốc Sài Gòn – Trung Lƣơng từ 6.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng; Dự án đƣờng cao tốc Láng – Hòa Lạc từ 3.700 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng… Theo ƣớc tính của đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, để đạt mục tiêu tăng trƣởng GDP năm 2020 tăng 2,2 lần so với 2010, GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 3000 - 3200 USD, nhu cầu về vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng tƣơng xứng với mục tiêu phát triển phải từ khoảng 9 - 10% GDP nhƣ giai đoạn vừa qua phải nâng
lên ít nhất là bằng 11% GDP. Nhƣ vậy vào những năm cuối thập kỷ cần tới khoảng 30- 35 tỷ USD/năm, giai đoạn vừa qua là 9 - 10 tỷ USD/năm. Cụ thể: Số dự án đề xuất (2011 - 2030) là 44 dự án với tổng vốn đầu tƣ 67.648 USD, trong đó NSNN là 47.354 triệu USD; Số dự án đã cam kết là 12 dự án với tổng số vốn đầu tƣ là 11.691 triệu USD, NSNN là 8.184 triệu USD; Các dự án ƣu tiên cao nhất (2011 - 2020) là 7 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 7.169 triệu USD, trong đó vốn NSNN là 5.019 triệu USD; Chƣơng trình trọng điểm (2011 – 2020) có 19 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 18.860 triệu USD, trong đó vốn NSNN là 13.202 triệu USD. Nếu chỉ trông chờ vào vốn nhƣ vốn NSNN, phát hành trái phiếu, vốn vay ODA thì không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu, vì những nguồn đã nêu trên dù có huy động hết cũng chỉ đáp ứng 40%, phần còn lại (60%) phải huy động từ nguồn vốn ngoài NSNN. Chính vì vậy, Việt Nam cần thiết phải áp dụng mô hình đầu tƣ, mà phần huy động vốn phải làm thế nào để mang tính đột phá, mới có đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc đã định ra.
Chính phủ đã tập trung mọi nguồn lực ƣu tiên vốn để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Ngay sau khi Chính phủ Hoa Kỳ bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ bình thƣờng hóa với Việt Nam, theo đó, các tổ chức tài chính quốc tế và nhiều nhà tài trợ nối lại quan hệ với Việt Nam, nhờ vậy, Việt Nam đƣợc bổ sung một nguồn lực ODA đáng kể cho đầu tƣ phát triển giao thông vận tải; Các nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN, vay tín dụng ƣu đãi, Chính phủ đã phát hành trái phiếu Chính phủ. Đồng thời hoàn chỉnh cơ chế chính sách để huy động vốn đầu tƣ, huy động các nguồn vốn ngoài NSNN bằng nhiều hình thức PPP: BOT, BT, BTO, nhƣợng bán quyền thu phí để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có các dự án xây dựng đƣờng cao tốc; công tác huy động vốn đƣợc đặc biệt chú trọng. Việt Nam đã chủ động kêu gọi và đàm phán với Chính phủ, nhà tài trợ Quốc tế trong huy động
và sử dụng vốn ODA một cách kịp thời, đóng vai trò to lớn và hết sức hiệu quả trong việc thực hiện một số dự án xây dựng đƣờng cao tốc. Tăng cƣờng thể chế và chuyển giao công nghệ ngành Giao thông vận tải theo hƣớng hội nhập; Công tác quản lý và thực hiện đầu tƣ xây dựng dự án đã đƣợc tăng cƣờng, chấn chỉnh, đảm bảo tiến độ, chất lƣợng dự án đầu tƣ, an toàn lao động trong thi công và phát triển bền vững môi trƣờng. Nhà nƣớc đã cho phép cấp vốn đầu tƣ cho các dự án kết cấu hạ tầng nằm trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc thực hiện từ nhiều nguồn vốn nhƣ NSNN, tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, vay vốn ngân hàng thƣơng mại, vốn ODA, vốn FDI, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác… Riêng vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc ngân hàng Phát triển triển khai bằng nhiều hình thức tài trợ: tín dụng đầu tƣ, hỗ trợ sau đầu tƣ, ODA, bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam là nƣớc có tỷ trọng vốn đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng thời gian gần đây, ở mức cao so với thế giới, nhƣng kết cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Theo phân tích, đánh giá của Ngân hàng thế giới và ngân hàng ADB, để duy trì mức tăng trƣởng nhƣ hiện nay Việt Nam cần tăng thêm đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng bằng 11- 12% GDP. Vấn đề này đã đƣợc lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ, khẳng định" đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng phải tăng gấp đôi sự phát triển kinh tế, nếu không kết cấu hạ tầng sẽ là lực cản". Với mục tiêu trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020, nhu cầu về vốn đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng, trong đó có đƣờng cao tốc, là rất lớn để Việt Nam có thể xây dựng đƣợc một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển. Chính vì vậy, nhu cầu gia tăng vốn từ nay đến 2020 cho thực hiện mục tiêu chiến lƣợc thực sự cấp thiết. Việc huy động vốn cho phát triển đƣờng bộ trong giai đoạn hiện nay là một thách thức, một thách thức lớn khác ảnh hƣởng đến khả năng huy động
vốn đầu tƣ ngoài NSNN, đó là Việt Nam trở thành nƣớc có thu nhập trung bình thấp, nên vốn ODA (hiện đang là nguồn vốn chủ yếu tài trợ cho các dự án kết cấu hạ tầng) sẽ giảm dần rồi chấm dứt hẳn. Thêm vào đó, những năm tới cũng sẽ là thời gian trả nợ cho phần lớn các khoản vay ODA trƣớc đây. Đó là những lý do gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là xây dựng đƣờng cao tốc.
Để đạt đƣợc mục tiêu đƣa Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp hiện đại, phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đƣợc xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lƣợc.
Việc đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, ƣu tiên cho các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phƣơng thức vận tải, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng; tăng cƣờng công tác bảo trì các công trình hiện có để nâng cao năng lực thông qua.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhu cầu nguồn vốn đầu tƣ của ngành giao thông vận tải khoảng trên 1 triệu tỷ đồng, trong đó dự kiến có thể huy động từ nguồn vốn ngoài ngân sách khoảng trên 347.000 tỷ đồng, chiếm 34,3%; từ nguồn vốn ODA khoảng 245.000 tỷ đồng, chiếm 24,1%..
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong những năm qua, Bộ đã huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đạt kết quả quan trọng, tạo đƣợc chuyển biến lớn.
Trong giai đoạn 2011-2015, ngành giao thông vận tải đã huy động đƣợc 370.283 tỷ đồng, trong đó huy động theo hình thức BOT, PPP... là 121.833 tỷ đồng.
Mạng lƣới hạ tầng giao thông từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. Nhiều dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, có tầm cỡ khu vực và quốc tế, đƣợc hoàn thành và đƣa vào khai thác, phát
huy hiệu quả tốt nhƣ cầu Nhật Tân, cao tốc Nội Bài-Lào Cai, cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài…
Theo đánh giá, thời gian qua, nhiều quy định pháp lý liên quan đến chính sách xã hội hóa, kêu gọi đầu tƣ cũng nhƣ các quy định trong việc quản lý đầu tƣ xây dựng theo các hình thức đầu tƣ khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã đƣợc ban hành.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ tƣ nhân quan tâm tới các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông vận tải, tham gia vào quá trình chuyển nhƣợng quyền khai thác và thuê lại các công trình kết cấu hạ tầng đã hoàn thành.
Tốc độ tăng trƣởng nhanh của Việt Nam đã đã khiến phát triển hạ tầng không theo kịp và tạo ra rào cản lớn cho tiếp tục tăng trƣởng và đầu tƣ. Từ nay đến năm 2020, ƣớc tính cần phải đầu tƣ 200 tỉ USD cho xây mới đƣờng sá, cầu cống, cảng, nƣớc sạch, điện và các hạ tầng khác để có thể duy trì tốc độ tăng trƣởng.