Ngân sách Trung ƣơng
1.5 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU KHI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ GIAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ GIAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CHO CÁC ĐVSN CÔNG LẬP
Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các ĐVSN công lập là bƣớc quan trọng nhằm phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính và ĐVSN. Giao quyền tự chủ tài chính đã làm thay đổi phƣơng thức quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện hợp đồng lao động theo hƣớng tinh gọn và hiệu quả. Mặt khác, giao quyền tự chủ tài chính cho các ĐVSN đã làm tăng nguồn lực tài chính để phát triển các dịch vụ công và tăng thu nhập cho công nhân viên chức.
Cơ chế quản lý tài chính trƣớc đây đối với ĐVSN công lập là quản lý “đầu vào”, các đơn vị “trông chờ” vào nguồn NSNN cung cấp để hoạt động, quy mô hoạt động phụ thuộc vào NSNN đƣợc cấp. Nguồn NSNN của các ĐVSN đƣợc cơ cấu chi tiết theo mục lục NSNN việc điều chỉnh mức chi giữ các nội dung chi mất nhiều thời gian, thủ tục rƣờm rà, trách nhiệm tập trung nhiều cho cơ quan quản lý cấp trên, chƣa phân cấp cho các đơn vị sử dụng NSNN .Bởi vậy trong một thời gian dài cơ chế quản lý tài chính của các ĐVSN công lập mang tính “bao cấp”. Các ĐVSN thụ động đợi “sự cho phép” và “cung cấp kinh phí từ NSNN”.
Đại hội Đảng lần thứ VI theo hƣớng cải cách đã mở đƣờng cho công cuộc đổi mới ở nƣớc ta. Mọi thành phần kinh tế, chính trị, xã hội đều phải chủ động, sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh để đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, các ĐVSN hoạt động theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình , đa nguồn tài chính từ NSNN và ngoài NSNN, tăng cƣờng trách nghiệm của thủ trƣởng ĐVSN trong quản lý hoạt động chuyên môn và tài chính. Sau khi Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ban hành các ĐVSN thực hiện tự chủ tài chính và đã đúc kết đƣợc những bài học kinh nghiệm nhƣ sau:
Nhận thức: Cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN có thu là một bƣớc cải cách, làm thay đổi cơ bản nhận thức, phƣơng thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với các ĐVSN có thu từ trung ƣơng đến địa phƣơng, chuyển từ cơ chế “bao cấp” sang cơ chế “phân cấp”, xác định trách nghiệm đầy đủ của chủ thể sử dụng NSNN là ĐVSN có thu. Vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc tập huấn, hội nghị, hội thảo, đối thoại trực tiếp của các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng để mọi cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các cấp nhận thức đúng Nghị định 10/2002/NĐ-CP và các văn bản hƣớng dẫn là công việc cần thiết, cấp bách, thƣờng xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ đổi mới.
Tính tự chủ: Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế mới nhằm tạo cho
thủ trƣởng đơn vị quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm; tăng cƣờng trách nhiệm quản lý nhà nƣớc và tăng nguồn tài chính đầu tƣ chi HĐSN; tạo cơ sở pháp lý cho các ĐVSN sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng hoạt động; khuyến khích các đơn vị sƣ nghiệp HĐSN theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình; Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu; Tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, các cấp ủy Đảng và hội đồng nhân dân đã trực tiếp chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, khoa học, nông lâm thủy lợi, giao thông, bƣu điện, khí tƣợng thủy văn, địa chất, địa chính, giao quyền tự chủ cho các ĐVSN có thu. Tăng cƣờng quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị. Đơn vị dự toán sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, đƣợc giao kinh phí chi thƣờng xuyên từ NSNN ổn định trong 3 năm và hàng năm đƣợc tăng thêm theo tỷ lệ phần trăm do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Đây là bƣớc đầu thử nghiệm áp dụng “khuôn khổ chi tiêu trung hạn” từ đơn vị dự toán với sự đóng góp của dự án. Cơ quan chính sách trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp đƣợc nhà nƣớc ban hành thành hệ thống nhiều văn bản. Chúng thƣờng có hai xu hƣớng hoặc quá tổng quát hoặc quá cụ thể. Cả hai xu hƣớng này đối với đơn vị dự toán đều có
những thuận lợi đồng thời cũng có những khó khăn do những ngành nghề khác nhau, quy mô đơn vị khác nhau. Bởi vậy cần cho phép Thủ trƣởng ĐVSN tự chủ tài chính đƣợc quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của Nhà nƣớc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (nhƣ công tác phí, hội nghị phí, nghiệp vụ phí, điện thoại, fax, …).
Chủ động sử dụng TSCĐ: ĐVSN đƣợc trang bị TSCĐ tƣơng đối
lớn để thực hiện nhiệm vụ chính trị về nghiệp vụ chuyên môn đồng thời có thể sử dụng để sản xuất cung ứng dịch vụ. Những TSCĐ này cần tính hao mòn khi thực hiện nhiệm vụ chính trị và tính khấu hao khi sản xuất cung ứng dịch vụ. Tiền thu lại về khấu hao và thanh lý TSCĐ nếu nộp vào NSNN thì quyền lợi của Nhà nƣớc đƣợc đảm bảo, nhƣng quyền lợi đơn vị chƣa đƣợc quan tâm, không khuyến khích đơn vị phát triển hoạt động tăng nguồn thu để tăng cƣờng trang thiết bị TSCĐ.Vì vậy việc để lại tiền thanh lý TSCĐ cho đơn vị là một cơ chế mới có tính “hấp dẫn” nhằm khuyến khích đơn vị thanh lý những tài sản cũ, lạc hậu, không dạt tiêu chuẩn để mua sắm TSCĐ mới, kỹ thuật mới.
Đa dạng hóa loại hình HĐSN: Hoạt động sản xuất, cung ứng dich
vụ của đơn vị đƣợc phát triển theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo vừa đào tạo ngắn hạn, vừa đào tạo dài hạn, vừa đào tạo tại chỗ và từ xa,vừa đào tạo trong nƣớc vừa đào tạo nƣớc ngoài.Trong lĩnh vực y tế ĐVSN y tế vừa khám chữa bệnh nội trú vừa ngoại trú, khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân, khám chữa bệnh tại nhà khi mời bác sỹ gia đình. Trong nghiên cứu khoa học: ĐVSN khoa học vừa nghiên cứu cơ bản, vừa nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất đời sống nhất là nông nghiệp nông thôn, liên kết giữa các cơ sở khoa học với các trƣờng đào tạo (Đại học, Cao đẳng ,Trung học chuyên nghiệp) và các cở sở sản xuất, liên kết nghiên cứu với các cơ sở nƣớc ngoài. Chính hoạt động đa dạng đó nên đơn vị không chỉ đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc mà
còn đƣợc mở tại các ngân hàng để hạch toán toàn bộ các khoản thu chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dich vụ.
Chủ động quyết định sử dụng các mục chi: Cơ chế mới cho phép
đơn giản thủ tục cấp kinh phí và trao quyền cho các ĐVSN đƣợc chủ động quyết định sử dụng các mục chi trong phạm vi kinh phí đƣợc cấp. Theo cơ chế cũ các đơn vị dự toán sự nghiệp đƣơc quản lý chặt chẽ “đầu vào”. Nghĩa là nguồn tài chính nhƣ NSNN đƣợc dự toán và cấp phát theo 11 mục/ 23 mục chi theo mục lục NSNN. Cơ chế này buộc đơn vị sử dụng đúng nội dung và mức chi của từng mục chi việc điều chỉnh giữa các mục rất khó khăn, thủ tục phiền hà, mất nhiều thời gian. Để đơn vị tự chủ tài chính linh hoạt chi tiêu trong phạm vi nguồn tài chính của mình, cơ chế cho phép các cơ quan tài chính cấp phát kinh phí cho các ĐVSN vào một nội dung chi của mục lục NSNN. Nhƣ vậy thủ trƣởng ĐVSN quyết định mức chi và nội dung nào thì kế toán quyết toán vào nội dung đó theo số kinh phí thực chi, đảm bảo tính trung thực trong kế toán tài chính.
Tăng thu nhập cho ngƣời lao động: Lợi ích vật chất là động lực
quan trọng và lâu bền của cải cách. Một trong những động lực thúc đẩy ngƣời lao động sáng tạo, tăng hiệu quả, hiệu suất công việc là lợi ích vật chất đƣợc biểu hiện thông qua tiền lƣơng, tiền công, thu nhập. Ngƣời lao động làm việc trong các ĐVSN không mang tính hành chính nhƣ công chức trong cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Mặt khác các ĐVSN hoạt động theo nguồn thu, nên tiền lƣơng, tiền công, thu nhập của các viên chức có phần NSNN cung cấp có phần họ đƣợc hƣởng từ tiền công, thu nhập, của các doanh nghiệp. ĐVSN có thu đƣợc tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp bao gồm: Những ngành nghề khác nhau có nội dung thu, mức thu và chi phí để thu khác nhau. Vì vậy đối với từng lĩnh vực hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa…trƣớc tiên ĐVSN có thu phải xác định nội dung thu (thu học phí, viện phí, dịch vụ đào tạo, khám chữa bệnh ….). Trong mỗi nội dung thu xác định mức thu (mức thu học phí của đại học, trung học, dạy nghề,
mức thu viện phí của bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, cấp trƣờng, tỉnh, huyện….). Ngoài tiền lƣơng, tiền công, thu nhập, lợi ích của viên chức trong các ĐVSN còn đƣợc đảm bảo thông qua các chế độ phúc lợi tiền thƣởng khuyến khích sáng tạo, hiệu quả, hiệu suất công tác cao. Những khuyến khích về tinh thần đồng thời với vật chất đối với ngƣời lao động là những động lực thúc đẩy mạnh mẽ trong quá trình lao động sáng tạo. Vì vậy cơ chế tài chính đối với ĐVSN đƣợc áp dụng nhƣ đối với doanh nghiệp là đƣợc trích lập các quỹ: quỹ ổn định thu nhập, quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển HĐSN.
Từ khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời, các ĐVSN đang thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP chuyển sang thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ- CP. Nghị định 43/2006/NĐ-CP có nhiều ƣu điểm so với Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Những ƣu điểm đó là mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; đối tƣợng thực hiện bao trùm toàn bộ ĐVSN công lập chứ không chỉ bó hẹp nhƣ Nghị định 10/2002/NĐ-CP (chỉ thực hiện đối với ĐVSN có thu). Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã cho phép ĐVSN đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trên cả 3 lĩnh vực là tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu và quyết định mức thu; tự chủ sử dụng nguồn tài chính và đƣợc tự chủ trong việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm để trích lập quỹ phát triển HĐSN, chi trả thu nhập cho ngƣời lao động và trích lập quỹ phúc lợi, khen thƣởng, dự phòng ổn định thu nhập.