Ngân sách Trung ƣơng
2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Sau thời gian thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2002 và nhất là từ năm 2006 (khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời) các ĐVSN du lịch trong quá trình triển khai, thực hiện đã phát sinh nhiều vƣớng mắc và hạn chế, cụ thể:
- Về cơ chế
Các ĐVSN du lịch đang thực hiện quyền tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện theo Nghị định, Nghị định này đã thể hiện một số hạn chế mà theo tôi cần bổ sung hoặc chấn chỉnh lại:
+ Thứ nhất, Những quy định về tài sản công trong Nghị định 43/2006/NĐ-
CP rất mờ nhạt. Theo số liệu của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) thì TSCĐ thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp ƣớc tính khoảng 130.000 tỷ đồng vào năm 2003, đến nay con số này chắc đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, do cơ chế tự chủ về tài chính nên các ĐVSN sẽ phải khai thác tối đa tài sản đƣợc nhà nƣớc giao nhƣng việc bảo trì, bảo dƣỡng không đƣợc quy định cụ thể.
+ Thứ hai, Một số văn bản hƣớng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP có liên quan đến nhiều Bộ, ngành, liên quan đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều HĐSN nhƣ y tế, văn hóa, giáo dục nên chƣa sát với đặc điểm ngành du lịch. Các văn bản hƣớng dẫn của TCDL đƣợc vận dụng chung cho ĐVSN du lịch trực thuộc nhƣng các ĐVSN du lịch này thuộc các lĩnh vực HĐSN khác nhau. Căn cứ vào lĩnh vực HĐSN thì Báo du lịch và Tạp chí du lịch là ĐVSN văn hóa – thông tin, các trƣờng du lịch là ĐVSN giáo dục – đào tạo, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Trung tâm tin học là ĐVSN nghiên cứu khoa học. Các ĐVSN du lịch do tính đặc thù là các HĐSN khác nhau khi thực hiện tự chủ tài chính theo văn bản hƣớng dẫn của TCDL còn gặp nhiều khó khăn, khó vận dụng.
+ Thứ ba, Một số quy định về quyền tự chủ tài chính không còn phù hợp
o Khung mức thu phí và lệ phí theo quy định của nhà nƣớc không đƣợc điều chỉnh kịp thời theo biến động tiền tệ, theo lộ trình tăng lƣơng của Chính phủ. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời đòi hỏi các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính nên cụ thể, chi tiết hơn đối với từng ngành, từng cấp, từng lĩnh vực và phải phù hợp tốc độ phát triển nền kinh tế, biến động tiền tệ và phù hợp với lộ trình tăng lƣơng của Chính phủ.
o Quy định về tiêu chuẩn, định mức lao động không còn phù hợp nhƣ số lƣợng giáo viên/lớp học, định mức giờ giảng của giáo viên. Các định mức này là căn cứ pháp lý để các ĐVSN du lịch nhất là ĐVSN du lịch đào tạo thực
hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế. Các quy định, định mức này chậm đƣợc sửa đổi nên gây nên hiện tƣợng “chảy máu chất xám” trong các ĐVSN du lịch vì điều kiện làm việc chƣa đƣợc ƣu đãi so với các nơi làm việc khác.
o Các ĐVSN du lịch gặp nhiều khó khăn về chính sách áp dụng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Cơ chế chính sách vận dụng trong ngành du lịch, đào tạo còn nhiều bất cập. Nhiều quy định đã hơn 25 năm nay chƣa đƣợc sửa đổi nhƣ vấn đề giờ giảng nghĩa vụ, quản lý các trung tâm trực thuộc. Điều này đồng nghĩa với việc giảm tính tự chủ của các đơn vị. Chính phủ chƣa ban hành khung học phí mới phù hợp với quá trình hội nhập. Chủ trƣơng nhà nƣớc là phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau để nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo nhƣng sẽ không công bằng nếu yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục theo tiêu chuẩn ngoại, nhƣng học phí theo mức nội. Đào tạo ở cấp càng cao mà mức học phí lại càng giảm thì chất lƣợng đào tạo sẽ khó sánh vai với các nƣớc. Trong đó đối với trƣờng cao đẳng Du lịch Hà Nội kinh phí thực hành, thực tập rất lớn, đối tƣợng sinh viên hƣởng chế độ chính sách vùng sâu vùng xa… rất nhiều nên số học sinh, sinh viên đó vừa đƣợc miễn giảm học phí, vừa đƣợc nhận học bổng trợ cấp xã hội, chính sách. Trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội giải quyết chế độ cho sinh viên lên đến 20% kinh phí từ học phí nhƣng nếu nhà nƣớc không có chế độ lại cho khối các trƣờng này thì kinh phí để bù đắp chi phí rất eo hẹp.
- Đối với ĐVSN du lịch
+ Thứ nhất, Đối với việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ
của ĐVSN du lịch
o Cơ chế tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho phép ĐVSN du lịch đƣợc xây dựng các định mức chi tiêu cao hoặc thấp hơn quy định của nhà nƣớc. Tất cả các định mức chi tiêu này đƣợc thể hiện trong quy chế chi
tiêu nội bộ của ĐVSN du lịch. Tuy nhiên quy chế chi tiêu nội bộ chỉ đƣợc coi là căn cứ, là cơ sở để Kho bạc nhà nƣớc kiểm soát chi và đƣợc gửi cho TCDL để báo cáo chứ TCDL không thẩm định, phê duyệt. Mặt khác, quy chế chi tiêu nội bộ của ĐVSN du lịch đƣợc giao cho bộ phận Tài chính – Kế toán của đơn vị thực hiện xây dựng, sau đó lấy ý kiến chung của cán bộ, công nhân viên, giáo viên. Hiện nay, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã triển khai đƣợc gần 2 năm nhƣng quy chế chi tiêu nội bộ của các ĐVSN du lịch còn chƣa hoàn thiện và nhiều nội dung chƣa đƣợc sự thống nhất của toàn đơn vị. Một số quy định về thi đua của cá nhân và tập thể trong ĐVSN du lịch không phù hợp. Ví dụ trong Bản kiểm điểm cá nhân hàng tháng của Trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội có mục “nếu giáo viên giảng dạy theo kiểu Thày đọc, Trò chép hoặc lên lớp muộn từ 5 phút trở lên thì danh hiệu thi đua trong tháng đạt loại B”. Quy định là nhƣ vậy nhƣng không giáo viên nào tự nhận mình đã mắc sai lầm đó.
+ Thứ hai, Một số mức chi chƣa phù hợp hoặc chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ
o Định mức thanh toán tiền vƣợt giờ của giáo viên các Trƣờng đào
tạo du lịch chƣa đƣợc điều chỉnh. Tại trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội, định mức thanh toán 1 giờ giảng vƣợt giờ chuẩn từ năm 1998 đến nay vẫn là 12.000 đồng/tiết (đối với giáo viên dƣới 3 năm công tác) và 15.000 đồng/ tiết (đối với giáo viên trên 3 năm công tác). So với mức giá cả hiện nay, mức chi này không đủ để tái sản xuất sức lao động cho bản thân giáo viên chứ chƣa nói gì đến cho gia đình họ.
o Khoản chi về nghiên cứu khoa học chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đƣợc giao cho các ĐVSN du lịch khi thực hiện sẽ đƣợc giao cho các chủ đề tài, chủ công trình nghiên cứu do vậy kinh phí cũng do chủ đề tài, chủ công trình nghiên cứu khoa học này phân bổ cho những ngƣời thực hiện. Thủ trƣởng đơn vị và kế toán đơn vị hầu nhƣ không có quyền hạn gì trong việc kiểm soát chi. Các đề tài, các công
trình nghiên cứu khoa học đƣợc triển khai và đƣợc Hội đồng Khoa học của đơn vị nghiệm thu theo quy định nhƣng hầu hết thành viên của Hội đồng Khoa học là những ngƣời chƣa có nghiệp vụ, chuyên môn khoa học hoặc có thì cũng không thể bao quát hết toàn bộ các công trình nghiên cứu khoa học đƣợc. Ví dụ Hội đồng Khoa học của trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội năm 2007 bao gồm 5 ngƣời phải chịu trách nhiệm nghiệm thu 28 cuốn giáo trình (chƣa kể các công trình khoa học khác) cho nên nhiều giáo trình đƣợc nghiệm thu chỉ trên cơ sở chỉnh sửa những lỗi chính tả, chữ viết hoa, dấu chấm, phảy của Hội đồng Khoa học. Vậy nên các khoản chi này còn lãng phí và không phù hợp với hiệu quả công việc.
Tỷ trọng các khoản chi đầu tƣ trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Các ĐVSN du lịch chƣa đầu tƣ nhiều kinh phí cho các khoản chi này nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các HĐSN, dịch vụ du lịch trong giai đoạn mới
+ Thứ ba, Trình độ chuyên môn của cán bộ tài chính – kế toán
Chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính nhƣng trình độ của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán chƣa đƣợc nâng cao nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của cơ chế tài chính mới. Cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP là một sự thay đổi mang tính bản chất và muốn thực hiện đƣợc thì phải thêm tính hệ thống song song với sự thay đổi khác trong quản lý. Điều kiện đầu tiên để thực hiện cơ chế mới là nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ trong đó quan trọng nhất là trình độ quản lý về tài chính của cán bộ tài chính, kế toán.
+ Thứ tư, Hiệu quả và chất lƣợng các HĐSN du lịch còn thấp
Hiệu quả và chất lƣợng các HĐSN du lịch còn thấp, không theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới nói riêng và của tiến trình phát triển nói chung. Tuy về mặt số lƣợng có tiến bộ đáng kể, song nhìn về chất lƣợng còn nhiều
vấn đề đáng quan tâm. Trình độ và chất lƣợng các HĐSN du lịch là thƣớc đo trình độ văn hóa, văn minh của mỗi quốc gia. Nếu tự so sánh với nƣớc ta vài chục năm về trƣớc thì hiện nay đã có nhiều tiến bộ, nhất là về số lƣợng, nhƣng nếu so sánh với các nƣớc trong vùng thì chúng ta chƣa khôi phục đƣợc vị trí so sánh của nƣớc ta 30 - 40 năm về trƣớc và hiện nay còn đang để lại một khoảng cách đáng kể. Cần thấy rằng muốn đuổi kịp các nƣớc thì trƣớc hết khoảng cách về sự nghiệp giáo dục, văn hóa, con ngƣời không thể để doãng ra hơn nữa. Vì vậy, sự so sánh quốc gia về các HĐSN là một tiêu chí đáng quan tâm về phát triển. Ví dụ, trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội đã mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn, liên thông … nhƣng khâu giám sát chƣa chặt chẽ hoặc để giảm chi phí nên trƣờng đã giảm các khoản chi cần thiết nhƣ giấy thi, văn phòng phẩm, hoặc số học sinh trong một lớp quá đông làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Báo du lịch, Tạp chí du lịch vì muốn tăng nguồn thu nên các thông tin quảng cáo, bài viết của các cộng tác viên đƣợc đăng chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ về tính trung thực.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra những hạn chế trên có nhiều, song đáng chú ý có mấy vấn đề có liên quan với nhau sau đây:
- Có nhiều bỡ ngỡ khi đi vào kinh tế thị trƣờng, những chủ trƣơng của ngành du lịch và chính sách của Nhà nƣớc thƣờng chỉ tìm cách giải quyết những vƣớng mắc cụ thể, không tạo ra đƣợc một chuyển biến căn bản và toàn diện về đổi mới lĩnh vực sự nghiệp du lịch tƣơng ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Các HĐSN du lịch còn dựa quá nhiều vào Nhà nƣớc, cả về cán bộ, tổ chức, kinh phí, không phát huy đƣợc những yếu tố tích cực của cơ sở và tính chủ động của HĐSN.
- Các ĐVSN du lịch thƣờng đƣợc quản lý nhƣ các đơn vị hành chính, về tài chính coi nhƣ những đơn vị dự toán, về tổ chức là những đơn vị trực thuộc có cấp trên trực tiếp, vừa thiếu quyền tự chủ vừa không rõ trách nhiệm về hoạt động của mình.
- Giá cả sản phẩm sự nghiệp và tiền công trả cho lao động sự nghiệp đều do Nhà nƣớc quy định, không sát với giá trị của loại lao động đặc thù trong khoa học, công nghệ, văn hóa du lịch. Vấn đề quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền tác giả đối với nhiều loại sản phẩm sự nghiệp cũng chƣa đƣợc làm rõ.
Với những hạn chế còn tồn tại nhƣ trên đòi hỏi các ĐVSN du lịch còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để phát huy quyền tự chủ tài chính tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Sau khi giới thiệu khái quát về TCDL, các ĐVSN du lịch trực thuộc và quyền tự chủ tài chính đối với các ĐVSN du lịch, chƣơng 2 tập trung phân tích thực trạng tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch (minh họa số liệu ở một số ĐVSN du lịch trên địa bàn Hà Nội). Các ĐVSN du lịch trực thuộc đƣợc TCDL đƣợc giao quyền tự chủ về biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức và tự chủ về tài chính trong đó quan trọng nhất là tự chủ tài chính.
Các ĐVSN du lịch đƣợc tự chủ trong việc quyết định các khoản thu, mức thu; đƣợc tự chủ sử dụng nguồn tài chính; đƣợc tự chủ sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm và đƣợc tự chủ trong việc sử dụng các quỹ. Trên cơ sở phân tích thực trạng tự chủ tài chính giai đoạn 2004 - 2006 cho thấy các ĐVSN du lịch đã tích cực hơn trong việc tìm kiếm các khoản thu, mở rộng các dịch vụ để tăng nguồn thu sự nghiệp, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên, các ĐVSN du lịch cũng gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; một số mức chi chƣa phù hợp hoặc chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ; trình độ của cán bộ tài chính – kế toán chƣa cao; nhận thức của một số ngƣời lao động về cơ chế tự chủ tài chính còn hạn chế và hiệu quả của HĐSN du lịch còn thấp. Những ƣu, nhƣợc điểm và nguyên nhân của thực trạng trên, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tăng cƣờng tự chủ tài chính trong giai đoạn tiếp theo ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3