Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp du lịch công lập (Trang 82 - 88)

Ngân sách Trung ƣơng

2.2.2.1 Những kết quả đã đạt được

Về cơ chế

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP không khống chế mức thu nhập, mở rộng

quyền tự chủ cho các ĐVSN có thu

Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập (thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP) đã cơ bản khắc phục đƣợc những tồn tại trong Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định 10/2002/NĐ-CP mới chỉ quy định cơ chế tự chủ về tài chính đối với ĐVSN không có thu, trong khi còn một số lƣợng rất lớn ĐVSN không có thu (chiếm trên 80% tổng số ĐVSN) chƣa đƣợc trao quyền tự chủ về tài chính. Nghị định 10/2002/NĐ-CP cũng mới chỉ quy định về cơ chế tự chủ về tài chính; một số nội dung tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về sắp xếp bộ máy, biên chế và lao động chƣa đƣợc quy định cụ thể khiến ĐVSN chƣa phát huy đƣợc quyền tự chủ thực sự trong tổ chức hoạt động của mình. Nghị định 43/2006/NĐ-CP là phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính có chức năng quản lý nhà nƣớc và ĐVSN có chức năng cung cấp dịch vụ công, từ đó có cơ chế phù hợp với lĩnh vực HĐSN, xoá bỏ tình trạng "hành chính hoá" HĐSN.

Ngoài việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, điểm nổi bật nhất của Nghị định 43/2006/NĐ-CP là mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho tất cả các loại hình ĐVSN: đơn vị tự chủ hoàn toàn kinh phí (loại 1), đơn vị bảo đảm một phần kinh phí (loại 2) và đơn vị không có nguồn thu (loại 3). Theo đó, ĐVSN đƣợc quyền quyết định các khoản thu, mức thu đối với các

hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ; liên doanh liên kết bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích luỹ; đƣợc chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. ĐVSN đƣợc quyền quyết định các mức chi quản lý, nghiệp vụ thƣờng xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nƣớc quy định; đƣợc tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ… đƣợc điều chỉnh hệ số tăng thêm mức lƣơng tối thiểu so với mức tiền lƣơng tối thiểu chung. Nghị định 43/2006/NĐ- CP cho phép ĐVSN tự quyết định việc chi trả cho ngƣời lao động theo nguyên tắc ngƣời nào có hiệu suất lao động cao đƣợc trả thu nhập cao hơn và ngƣợc lại. Quy định này sẽ khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất, tiết giảm chi phí trong hoạt động, nghiên cứu, đổi mới cung cách làm việc.

- Thay đổi phương thức quản lý

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP mối quan hệ giữa ĐVSN với các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã có sự thay đổi theo hƣớng trao quyền tự chủ về quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính cho ĐVSN; cơ quan hành chính không làm thay và không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của ĐVSN. Các ĐVSN đã chủ động linh hoạt tổ chức hoạt động dịch vụ để thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia hƣởng thụ các dịch vụ công cộng với chất lƣợng cao và chi phí hợp lý.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả, giảm dần áp lực về biên chế, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị do có nhu cầu lao động lớn, nhƣng đƣợc giao biên chế thấp, nhất là các đơn vị nghiên cứu khoa học biên chế đƣợc giao chỉ bảo đảm 50 - 60% nhu cầu.

- Đa dạng hoá các loại hình HĐSN

Các ĐVSN có thu đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, đã mở rộng các HĐSN: Các trƣờng đào tạo du lịch đã tổ chức các hình thức đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo tập trung và tại chức, tổ chức liên kết đào tạo, mời chuyên gia nƣớc ngoài vào mở trƣờng lớp đào tạo hoặc gửi đi đào tạo tại nƣớc ngoài... Viện nghiên cứu du lịch, Trung tâm tin học thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nƣớc...

- Cơ chế tự chủ tài chính đã làm tăng nguồn lực tài chính để phát

triển dịch vụ công và tăng thu nhập cho công chức, viên chức ngành du lịch.

Đối với ĐVSN du lịch

Từ khi đƣợc giao quyền tự chủ tài chính các ĐVSN du lịch đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

- Một là, Về mặt nhận thức, tư tưởng

Nghị định 43/2006/NĐ-CP, các Công văn số 971/TCDL-TCCB và 1492/TCDL-KHTC của TCDL hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ- CP, Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tƣ tƣởng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ĐVSN du lịch của TCDL. Với cơ chế tài chính mới đã làm thay đổi tính ỷ lại vào NSNN, tăng cƣờng tính tự chịu trách nhiệm và hiệu quả công việc của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ĐVSN du lịch.

- Hai là, Tự chủ về nguồn kinh phí hoạt động

Từ khi thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính, căn cứ vào các quyết định giao quyền tự chủ tài chính của TCDL các ĐVSN du lịch lập dự toán chi hàng năm theo nguồn thu từ NSNN và HĐSN. TCDL đã yêu cầu các ĐVSN du lịch trực thuộc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và phải báo cáo tình hình thực hiện tự chủ tài chính của đơn vị mình về TCDL. Các khoản

chi, các khoản thanh toán đƣợc thực hiện qua Kho bạc Nhà nƣớc. Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát chi đối với các ĐVSN du lịch.

- Ba là, Mở rộng các dịch vụ để tăng nguồn thu sự nghiệp

Nguồn thu của ĐVSN du lịch đã không ngừng tăng lên nhất là từ khi đƣợc giao quyền tự chủ tài chính. Với cơ sở vật chất hiện có các ĐVSN du lịch đã tìm mọi bịên pháp để khuyến khích tăng các nguồn thu và khai thác đƣợc nhiều nguồn thu mới. Nguồn thu sự nghiệp của trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội (thu từ dự án, hợp đồng liên kết; thu từ các hoạt động đào tạo; thu tiền ở của ký túc xá …) liên tục tăng qua các năm. Nguồn thu sự nghiệp của các ĐVSN du lịch khác cũng tăng qua các năm chứng tỏ các ĐVSN du lịch đã nỗ lực tìm kiếm nguồn kinh phí, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả HĐSN cho đơn vị.

- Bốn là, Thực hiện tiết kiệm chi, tăng thêm thu nhập cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ĐVSN du lịch

Theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, các ĐVSN du lịch đƣợc trả lƣơng cho ngƣời lao động nhƣng tổng mức thu nhập trong năm không quá 3 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc chức vụ trong năm do nhà nƣớc quy định. Ngoài việc tăng nguồn thu sự nghiệp các ĐVSN du lịch đã áp dụng các giải pháp tích cực để tiết kiệm chi nhƣ khoán một số khoản chi tới từng bộ phận trong đơn vị nhƣ tiền điện, tiền điện thoại, văn phòng phẩm nhất là các ĐVSN du lịch đã xây dựng đƣợc quy chế chi tiêu nội bộ tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn thu sát với nhu cầu công việc, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Có thể nhận thấy chênh lệch thu – chi của các ĐVSN du lịch qua các năm tăng lên do vậy thu nhập của ngƣời lao động cũng tăng lên. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét hơn trong bảng 2.9 – Thu nhập bình quân của ngƣời lao động.

Bảng 2.9 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TT ĐVSN Năm 2004 (nghìn đồng /người /tháng) Năm 2005 Năm 2006 Số tiền (nghìn đồng /người /tháng) Chênh lệch so với năm trước (%) Số tiền (nghìn đồng /người /tháng) Chênh lệch so với năm trước (%) 1 Báo Du lịch 1.500 1.750 + 16,7% 1.950 + 11% 2 Trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội 1.600 1.850 + 15,6% 2.300 + 24%

3 Trung tâm tin

học 1.500 1.850 + 23,3% 2.050 + 11%

( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ các đơn vị)

- Năm là, Sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Việc giao quyền tự chủ cho các ĐVSN du lịch đã thúc đẩy các đơn vị chủ động xây dựng các phƣơng án sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Các phòng, ban, trung tâm, khoa trực thuộc ĐVSN du lịch đƣợc tổ chức lại, đảm bảo không chồng chéo và trùng lắp về chức năng.

Các ĐVSN du lịch đã xây dựng đƣợc cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh phù hợp với khối lƣợng công việc và nguồn tài chính của đơn vị.

- Sáu là, Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ tài chính, TCDL các ĐVSN du lịch đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ - đây là công cụ quan trọng trong việc quản lý điều hành thu chi tài chính ở đơn vị. Nhìn chung các ĐVSN du lịch đã xây dựng đƣợc quy chế chi tiêu nội bộ sát thực, phù hợp với tình hình chuyên môn và tài chính của đơn vị. Cụ thể:

+ Tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng

o Tiền lƣơng đƣợc xác định theo mức độ hoàn thành công việc hàng tháng (theo bản tự đánh giá, nhận xét công việc hàng tháng của cá nhân và trƣởng bộ phận: Xếp loại A, B, C).

o Các khoản phụ cấp lƣơng đƣợc chi trả theo chế độ tài chính hiện hành

o Tiền công: đƣợc chi trả theo hợp đồng giao khoán từng công việc cụ thể

o Dịch vụ mua ngoài: Các dịch vụ mua ngoài nhƣ điện, nƣớc, văn phòng phẩm, xăng xe ô tô đƣợc giao cho bộ phận Hành chính - Quản trị của từng đơn vị theo dõi và định kỳ đối chiếu với định mức khoán của từng bộ phận.

o Phúc lợi tập thể: Khoản chi phúc lợi tập thể đƣợc xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ có sự nhất trí cao của tổ chức công đoàn đơn vị. Các khoản chi nhƣ trợ cấp khó khăn, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ … đƣợc công khai trên cơ sở đề xuất của chủ tịch công đoàn đơn vị.

o Thông tin tuyên truyền liên lạc: Các đơn vị giao khoán định mức tiền điện thoại cố định của từng bộ phận, tiền điện thoại cố đinh tới các lãnh đạo (từ Trƣởng bộ phận trở lên). Ví dụ tiền điện thoại cố định: định mức trung bình của một bộ phận trong đơn vị (khoảng 10 ngƣời) là 300.000 đồng/tháng, nếu bộ phận đó sử dụng vƣợt trội hơn khoản định mức thì Trƣởng bộ phận phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền vƣợt trội.

o Công tác phí: Dựa trên định mức hiện hành của nhà nƣớc và tình hình thực tế của đơn vị, các ĐVSN du lịch đã xây dựng định mức công tác phí cho từng đơn vị

o Nghiệp vụ chuyên môn: Các đơn vị đã xây dựng chi tiết và cụ thể phù hợp với tình hình cụ thể của từng đơn vị

o Kinh doanh dịch vụ: Các ĐVSN du lịch đã đề cập đến chi kinh doanh dịch vụ nhƣng chƣa hợp lý và chi tiêt. Ví dụ một số dịch vụ tận thu tại Trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội mặc dù đã đƣợc giao khoán hoặc có bảng giá niêm yết nhƣng các khoản chi cho các dịch vụ này nhiều khi cao hơn rất nhiều so với các khoản thu đƣợc, tuy nhiên sau đó khoản thu giao khoán vẫn không đƣợc điều chỉnh lại hoặc các khoản chi cũng không đƣợc giao khoán toàn bộ.

o Chi khác: theo thực tế của từng đơn vị

Quy chế chi tiêu nội bộ của ĐVSN du lịch đã đƣợc bàn bạc công khai. Đại hội công nhân viên chức hàng năm các ĐVSN du lịch đều công khai dự toán năm nay và quyết toán năm trƣớc. Mức thu học phí (Trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội), giá dịch vụ quảng cáo trên báo, tạp chí (Báo du lịch, Tạp chí du lịch), giá một số dịch vụ kinh doanh tận thu khác đƣợc niêm yết công khai.

Với những kết quả bƣớc đầu khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính mà ĐVSN du lịch đã đạt đƣợc có thể khẳng định việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị là đúng đắn, kịp thời và phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp du lịch công lập (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)