Ngân sách Trung ƣơng
3.1.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của du lịch
Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, các văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc đã xác định mục tiêu:
“Phát triển nhanh du lịch, từng bƣớc đƣa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch thƣơng mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” – Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII;
“Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nƣớc và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” - Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX;
“Nâng cao chất lƣợng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tƣ phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, đƣa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh liên kết với các nƣớc trong hoạt động du lịch” – Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg về chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam giai đọan 2001 – 2010.
Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, vốn đầu tƣ cần huy động trong giai đoạn 2006-2010 là 2,5 tỷ USD trong đó vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng du lịch là 1,58 tỷ USD.
Muốn thực hiện thành công mục tiêu chiến lƣợc về phát triển du lịch song song với các nhiệm vụ khác cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới kiện toàn bộ máy quản lý hoạt động du lịch, xây dựng cơ chế chính sách hợp lý; tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp cho ngành du lịch. Các nhiệm vụ trên muốn thực hiện đƣợc phải có sự “chung tay, góp sức” của các ĐVSN du lịch. Do hoạt động du lịch có tính liên ngành, liên vùng nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ƣơng, địa phƣơng. Đổi mới phƣơng pháp quản lý, thực hiện các chính sách ƣu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch đồng thời cần có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ và đồng bộ giữa các ĐVSN du lịch.
Tóm lại, phát triển du lịch là nhiệm vụ của toàn dân, là trách nhiệm của
các cấp, các ngành, đoàn thể trong đó ngành du lịch giữ vai trò nòng cốt.