Môi trƣờng thể chế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 36 - 38)

- Coi trọng đầu tư dài hạn, theo hướng tinh, sâu.

4. Người hiền Người hiền là kẻ nỗ lực trau dồi kỹ năng, học tập, lao động chăm chỉ, kiên nhẫn và bền chí Tiêu xài hoang phí, khoa trưởng và sự nóng giận là điều

1.2.2. Môi trƣờng thể chế ở Việt Nam

Việt Nam cũng giống như phần lớn các nước đang phát triển khác, có hệ thống thể chế chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập:

- Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, tính ổn định, minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, khó dự báo là nguyên nhân dẫn đến DN khó giữ được chữ tín trong kinh doanh. Mặt khác, đây cũng là lý do để các cá nhân và DN chống chế với những sai sót. Và không ít DN nước ngoài lợi dụng khe hở của pháp luật nước sở tại để làm ăn phi pháp.

- Bộ máy công quyền quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực - tham nhũng, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà khiến cho DN muốn gia nhập và tồn tại được phải "nhập gia tùy tục", "đi đêm". Mặt khác có không ít DN nước ngoài lợi dụng mua chuộc chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ người lao động để trục lợi, kinh doanh phi đạo đức.

36

là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột thường xẩy ra giữa trong các DN đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển như Việt Nam. (xem hộp 1.8).

Hộp 1.8. Hoạt động của DN nƣớc ngoài - Còn đó những vƣớng mắc…

Nhà đầu tƣ chông chênh vì chính sách, tiêu cực phí

Bàn về chính sách thuế đối với hoạt động ĐTNN, các chuyên gia thuế nước ngoài đều cho rằng, vấn đề các nhà ĐTNN quan tâm là tính ổn định của luật. Luật phải rõ ràng, hạn chế tối đa sự thay đổi và khi có thay đổi thì phải áp dụng nguyên tắc không hồi tố. Quá trình thực thi luật cũng cần nhất quán, tránh phân biệt đối xử. Các chính sách ưu đãi về thuế nên mở rộng đối với các loại thuế như: thuế đánh vào nhà thầu, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế thu nhập DN...

Rõ ràng, sự ảnh hưởng của thuế đối với môi trường đầu tư là cực kỳ quan trọng. Việc thay đổi chính sách bất ngờ, không thảo luận với DN sẽ đặt họ vào tình thế phải đối phó với những rủi ro không lường trước được. Có những DN hoạt động theo kế hoạch của tập đoàn lớn, nếu chính sách thuế thay đổi sẽ trở tay không kịp, làm đảo lộn kế hoạch của cả tập đoàn. Và hệ lụy là DN buộc phải đóng cửa nhà máy, hoặc chuyển sang đầu tư ở một quốc gia khác.

Bên cạnh nỗi lo về chính sách thuế, các DN FDI cũng thường xuyên đối mặt với phiền toái và tốn kém vì tiêu cực phí khi làm thủ tục hải quan. Vừa rồi, báo chí đã liên tục khoét sâu vào các cảng hàng hóa – nơi mà tình trạng hải quan làm khó DN vẫn chưa hề giảm. Không chỉ DN trong nước bị nhũng nhiễu, mà hầu hết các DN đều chung một hoàn cảnh “không chung chi - khó thông quan” ? Trong các hội nghị gặp gỡ DN FDI, các cơ quan Chính phủ đã nghe nhiều về tình trạng này, nhưng dường như… rất khó để thay đổi một phong cách làm việc theo kiểu “cửa quyền” này.

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)