Nhóm các giải pháp điều kiện cho xây dựng và phát triển VHKD của các DN Hàn Quốc phù hợp với văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 76 - 81)

- Coi trọng thăng chức và tiền bạc trong khích lệ người lao động Coi trọng cách quản lý qua vai trò của tư vấn.

3.1.1. Nhóm các giải pháp điều kiện cho xây dựng và phát triển VHKD của các DN Hàn Quốc phù hợp với văn hóa Việt Nam

của các DN Hàn Quốc phù hợp với văn hóa Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng nhà nước pháp quyền với thể chế minh bạch, mọi quan hệ kinh tế đều định chế hoá thành luật pháp làm nền tảng cho các DN xây dựng VHKD.

Nhà nước là người đại diện quyền lợi cho toàn xã hội, là người điều chỉnh các lợi ích chính đáng của cá nhân và các thành phần kinh tế. Nhà nước phải ban hành hệ thống chính sách, pháp luật đảm bảo sự minh bạch, công bằng, nhất quán để giúp DN được tự do "cạnh tranh lành mạnh", "phát triển bình đẳng", "phục vụ trung thực". Hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, chính xác, quy định những điểm DN được làm tức là những điều pháp luật không cấm. Có như vậy mới tạo được môi trường thể chế nền tảng cho xây dựng và nuôi dưỡng, phát triển VHKD.

Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy nếu một nước có thể chế rõ ràng, minh bạch, công bằng và nhất quán sẽ có sức mạnh rất lớn, có khả năng khơi dậy, định hướng, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Ngược lại nếu thể chế không phù hợp sẽ tạo nên sự kìm hãm, tạo nên môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, thiếu văn hoá. Giới DN đã khái quát lại những yếu kém của một số thể chế kinh tế hiện nay, gọi tắt là những "thể

76

chế 6 không": không minh bạch, không nhất quán, không ổn định, không đồng bộ, không khả thi và không tiên liệu được.

Đối với Việt Nam, cải cách môi trường thể chế luôn là một thách thức lớn đối với Đảng và Nhà nước. Trong Báo cáo tại kỳ họp thứ XI (tháng 10/2004), Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định những nhiệm vụ chủ yếu về cải cách thể chế kinh tế như sau: "Phải tích cực cải thiện môi trường đầu

tư kinh doanh, trước hết xóa bỏ bao cấp, bảo hộ, độc quyền bất hợp lý và phân biệt đối xử bất lợi cho khu vực kinh tế dân doanh, tạo môi trường cạnh tranh hợp tác, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, tháo gỡ những vướng mắc, những rào cản đối với hoạt động của DN, giảm rủi ro, tổn phí này sinh từ sự thiếu nhất quán, thiếu minh bạch và khó tiên liệu của hệ thống pháp luật, chính sách và từ tệ quan liêu, sách nhiễu trong bộ máy hành chính. Đội ngũ doanh nhân và các DN cần nâng cao hơn nữa khát vọng làm giàu cho chính mình và cho đất nước, ý thức trách nhiệm đối với xã hội và ý chí phấn đấu vươn lên đưa nền kinh tế đất nước ngang tầm khu vực và thế giới, không cam chịu tụt hậu. Tinh thần đó phải được chuyển thành chiến lược phát triển của DN với biện pháp đổi mới công nghệ và quản lý đi đôi với xây dựng VHKD nhằm cải thiện chất lượng và uy tín cho thương hiệu, tăng sức cạnh tranh và hiệu quản sản xuất kinh doanh. Cộng đồng DN, thông qua các tổ chức, hiệp hội của mình phải chú trọng xây dựng VHKD, phát triển đội ngũ doanh nhân giỏi, đấu tranh với những hoạt động trái pháp luật, trái đạo đức DN".

Những khiếm khuyến, yếu kém đang tồn tại về thể chế hiện nay một phần do nền kinh tế thị trường đối với nước ta còn khá mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều, cũng không thể áp dụng máy móc kinh nghiệm nước ngoài mà phải tự tìm tòi, thử nghiệm, vận dụng từng bước cho phù hợp với đặc điểm tình hình Việt Nam. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước cần nỗ lực trên hai mặt: Một mặt đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, xây dựng đồng bộ các

77

loại thị trường theo yêu cầu của cơ chế thị trường; mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại, xoá bỏ cơ chế "xin cho", loại bỏ các rào cản gây phiền hà cho DN đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài; điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy hành chính để DN và chính quyền "ngày càng phải thân thiện hơn".

Hệ thống thể chế phải được cải cách, đổi mới theo hướng tạo nền tảng và khuyến khích các DN kinh doanh có văn hoá, tạo môi trường kinh doanh công bằng với mọi thành phần kinh tế, công bằng giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài; cổ vũ và tôn vinh doanh nhân. Đồng thời thể chế phải đảm bảo ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, những kiểu làm ăn phi văn hoá, chạy chọt cửa sau, lợi dung các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời. Và như lời một doanh nhân đã từng nói: "Không thể đòi hỏi DN trong sạch nếu như bộ máy Nhà nước tham nhũng, cũng như không thể đòi hỏi DN phải có văn hoá trong khi viên chức Nhà nước ứng xử tư lợi và thiếu văn hoá".

Ban hành pháp luật là quan trọng, nhưng người thực thi pháp luật mang tính quyết định. Do vậy, cần phải chống tiêu cực trong bộ máy công quyền một cách quyết liệt và hiệu quả.

Để làm tốt công tác cải cách thể chế nêu trên, Chính phủ Việt Nam cần tập trung rà soát lại các văn bản pháp quy, cái nào chưa rõ thì giải thích, bổ sung, cái nào không phù hợp, bất cập, gây trở ngại cho hoạt động của DN thì kiên quyết bãi bỏ, trả lại sự thông thoáng, lành mạnh cho môi trường kinh doanh. Đồng thời tạo mối quan hệ đồng cảm, thân thiện giữa các cơ quan chính quyền với DN.

Thứ hai, xây dựng và phát triển VHKD của DN Hàn Quốc phù hợp với văn hóa Việt Nam có tính khả thi phải trên cơ sở xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn về nhân quyền trong sản xuất, kinh doanh buộc DN phải tuân thủ,

78

trong đó Luật Lao động có vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, thực hiện Luật Lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải có thiết chế tương ứng. Các thiết chế đó phải đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch, công bằng cho cả phía người lao động và cả người sử dụng lao động. Tránh tình trạng người sử dụng lao động tự đặt ra luật lệ riêng cho DN mình trong vấn đề sử dụng và đối xử với người lao động; cũng như người lao động tự ý đình công, bãi công, đòi hỏi quyền lợi không chính đáng, vô kỷ luật...

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về nhân quyền trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng cần phải tính toán đến những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập, trong đó có cam kết về nhân quyền, đặc biệt là cung ứng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không vi phạm nhân quyền. Điều này đòi hỏi

Nhà nước phải tiến hành rà soát lại các bộ tiêu chuẩn đánh giá về nhân quyền trong sản xuất kinh doanh có phù hợp với chuẩn mực quốc tế hay chưa,

lộ trình áp dụng như thế nào.

Thứ ba, Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trên nhiều mặt. Đặc biệt chú ý đến các yếu tố về VHKD của DN.

Bộ tiêu chuẩn cần phải bám sát thực tế Việt Nam và phải phù hợp cho việc kiểm định đánh giá DN. Tuy nhiên, nếu hệ thống tiêu chuẩn quá thấp sẽ không khuyến khích được các DN nước ngoài áp dụng và chuyển giao các công nghệ quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến, hiện đại. Ngược lại, nếu bộ tiêu chuẩn quá cao sẽ không khả thi và ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Bộ tiêu chuẩn phải được xây dựng gồm nhiều tiêu chí, trong đó đặc biệt chú ý đến các tiêu chí đánh giá về VHKD của DN. Bộ tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc đánh giá, xếp hạng các DN. Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn sẽ là cơ sở để DN rà soát và phấn đấu, hoàn thiện điều kiện các mặt của hoạt động sản xuất

79

kinh doanh. Kết quả của bảng xếp hạnh theo bộ tiêu chí đánh giá sẽ là căn cứ cho việc vinh danh, cỗ vũ các DN có hoạt động tốt, từ đó có cơ chế khuyến khích thích đáng và chính kết quả xếp hạng là một giá trị để DN khẳng định về mặt thương hiệu của mình khi làm ăn ở Việt Nam. Làm như vậy bộ tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định sẽ là một công cụ tốt để các DN dựa vào xây dựng và phát triển VHKD phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ tƣ, Nhà nước cần có định chế cho việc xây dựng, quy định tổ chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, nhà sản xuất... một cách có hiệu quả.

Thực tế hiện nay, trong các DN Hàn Quốc nói riêng và các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nói chung, việc thành lập và xây dựng cơ chế hoạt động của các tổ chức đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đã dẫn đến một thực tế là còn nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài chưa có các tổ chức đoàn thể đại diện cho người lao động như: tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên..., hoặc có xây dựng nhưng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí bị mua chuộc hoặc bị vô hiệu hóa, không thực sự là đại diện của người lao động.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn thiếu các hội đại diện cho lợi ích người tiêu dùng, để cân bằng với các hội đại diện cho lợi ích của nhà sản xuất. Điều này dễ dẫn đến chính sách kinh tế bị các DN lũng đoạn, làm cản trở sự xác lập VHKD và dẫn đến những hệ luỵ đối với nền kinh tế và đạo đức kinh doanh. Thậm chí, trong các trường hợp như vậy người ta đã hy sinh lợi ích của người tiêu dùng, đi ngược với đạo đức kinh doanh.

Thứ năm, Cần coi trọng vai trò của các chính sách địa phương trong việc tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng và phát triển VHKD của các DN Hàn Quốc đóng trên địa bàn.

80

Chính sách địa phương đóng vai trò rất quan trọng đối với sự xác lập VHKD cũng như áp dụng VHKD nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Điều này được xác nhận bởi hai lý do: 1) Khi nói tới văn hoá là luôn gắn với tính địa phương, tính tộc người và DN nào cũng hoạt động trên một lãnh thổ địa phương nhất định; 2) Trong quá trình cải cách, đổi mới thì địa phương ngày càng được trao quyền quản lý lãnh thổ, đặc biệt trong thu hút đầu tư nước ngoài, quy hoạch khu công nghiệp, chế xuất, tổ chức quản lý doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt khác, VHKD luôn chịu ảnh hưởng của văn hoá vùng miền. Chẳng hạn, Nam Bộ có VHKD tương thích với VHKD của phương Tây sâu đậm hơn so với miền Bắc, do 80 năm thống trị của thực dân Pháp đây là vùng đất "trực trị" của Pháp (khác Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất "bảo hộ"), vận hành theo nước Pháp, rồi từ 1954 -1975 lại vận hành theo thể chế kinh tế thị trường. Có lẽ không có lĩnh vực nào rào cản đối với sự phát triển lại tuỳ thuộc rất lớn vào tập quán pháp, luật tục như lĩnh vực văn hoá nói chung và VHKD nói riêng. Mà điều này lại gắn chặt với văn hoá địa phương, văn hoá vùng - miền. Đây là vấn đề cần nhận diện đầy đủ và có giải pháp tác động thích hợp.

Thực tế cũng xác nhận rằng, thành công trong thu hút và phát triển DN có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc phần lớn vào chính sách địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)