Nhóm giải pháp về hỗ trợ các DN Hàn Quốc xây dựng và phát triển VHKD phù hợp với văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 81 - 84)

- Coi trọng thăng chức và tiền bạc trong khích lệ người lao động Coi trọng cách quản lý qua vai trò của tư vấn.

3.1.2. Nhóm giải pháp về hỗ trợ các DN Hàn Quốc xây dựng và phát triển VHKD phù hợp với văn hóa Việt Nam

triển VHKD phù hợp với văn hóa Việt Nam

Thứ nhất, Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về: văn hóa Việt Nam cho các nhà đầu tư Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc cho lao động Việt Nam.

Nhận thức bao giờ cũng là khởi điểm cho mọi hành động. Chính vì vậy cần phải đầu tư cho việc cung cấp đầy đủ thông tin, tuyên truyền, quảng bá cho các chủ DN Hàn Quốc nói riêng và người nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam nói chung có cơ hội hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa, tập quán, phong tục,

81

thói quen của người Việt Nam, để từ đó họ xây dựng được phương thức ứng xử trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cho cả DN và người lao động cũng như toàn xã hội.

Để thực hiện tốt giải pháp này, Nhà nước cần sớm thiết lập Viện nghiên cứu quảng bá hình ảnh Quốc gia, mà ở đó có vấn đề nghiên cứu, học hỏi VHKD nước ngoài và quảng bá những giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam ra thế giới.

Cần phải tạo dựng sự kết nối giữa các viện nghiên cứu chuyên sâu về Đông phương học, Hàn Quốc học, Việt Nam học... của hai quốc gia và gắn kết các cơ sở nghiên cứu này với thực tiễn hoạt động của DN. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động của cả các tổ chức nghiên cứu và cả DN nhờ gắn kết lý luận với thực tiễn.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc xây dựng các chương trình đào tạo, triển khai các đề tài nghiên cứu về VHKD, văn hóa doanh nhân thông qua việc xác định đúng đắn tầm vóc của các khoa, bộ môn VHKD trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu...; Tạo dựng cơ chế đào tạo theo "địa chỉ", theo "đặt hàng" của DN để nâng cao tính thực tiễn của công tác đào tạo và nghiên cứu, cũng như chuyển giao kết quả đào tạo đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Thứ hai, Phát huy vai trò của các tổ chức hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội của hai nước trong việc hỗ trợ các DN Hàn Quốc xây dựng VHKD phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Các tổ chức hợp tác kinh tế, tổ chức thương mại của hai nước cần hỗ trợ DN trong các vấn đề như: đào tạo, giới thiệu, cung cấp nguồn nhân lực; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu cho DN về những giá trị triết lý văn hóa của con người Việt Nam và con người Hàn Quốc; tạo nhịp cầu hữu nghị, giao lưu văn hóa, doanh nhân giữa hai nước; giao lưu giữa chủ sử dụng lao động

82

với người lao động của cả hai nước.

Thực tế ở Việt Nam, DN Hàn Quốc có quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các DN Hàn Quốc. Với bối cảnh cạnh tranh ngày càng găy gắt, rõ ràng các DN này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, các DN nhỏ vừa rất hạn chế trong việc cập nhật thông tin thị trường, pháp luật và thế giới, không đủ nguồn lực hoặc ít chú ý đến việc xây dựng nét VHKD riêng. Và là nơi diễn ra xung đột giữa người quản lý nước ngoài với lao động Việt Nam, giữa người quản lý với chính quyền địa phương nhiều nhất. Chính vì thế trong các chương trình hỗ trợ DN các tổ chức cần tập trung hỗ trợ cho các DN có quy mô nhỏ và vừa nhiều hơn. Đồng thời cần có cầu nối để các DN lớn, có uy tín của Hàn Quốc hỗ trợ cộng đồng DN Hàn Quốc có quy mô nhỏ đang gặp khó khăn, yếu kém, nguồn lực hạn chế... để cùng phát triển.

Hiện nay, để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa của Việt Nam nói chung, năm 2005, chương trình "Hỗ trợ phát triển DN" (tên viết tắt là CBDP) do Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (IER) và Hiệp hội DN thành phố Hồ Chí Minh (UBA) thiết lập nhằm hỗ trợ vốn, thông tin, xây dựng văn hóa cho DN vừa và nhỏ. Trong thời gian hoạt động Chương trình CBDP đã chú trọng hỗ trợ DN tìm nguồn vốn, cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức pháp luật, đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh, giải pháp xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả rất thiết thực cho các DN. Đây là mô hình mà Nhà nước cần có đánh giá, khuyến khích để nhân rộng áp dụng cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần phối hợp với các tổ chức hợp tác kinh tế của nước bạn tổ chức thường kỳ các hội thảo khoa học, diễn đàn cho doanh nhân, DN hai nước, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp sự khác biệt, đặc biệt là khác biệt về văn hóa, phát huy quan điểm tương đồng.

83

Thứ ba, cần có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)