Đánh giá chung về hoạt động của các DN Hàn Quố cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 44 - 47)

- Coi trọng đầu tư dài hạn, theo hướng tinh, sâu.

4. Người hiền Người hiền là kẻ nỗ lực trau dồi kỹ năng, học tập, lao động chăm chỉ, kiên nhẫn và bền chí Tiêu xài hoang phí, khoa trưởng và sự nóng giận là điều

2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động của các DN Hàn Quố cở Việt Nam

tư vào lĩnh cực công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Những ngành này rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.

Về phân bố đầu tư theo vùng:

Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam phân bố không đồng đều ở các vùng lãnh thổ. Trong thời kỳ đầu FDI của Hàn Quốc tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam - nơi có địa hình thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt và có nguồn nhân lực dồi dào. Cụ thể là các tỉnh và thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé. Những năm gần đây do Chính phủ Việt Nam có chính sách nhằm điều chỉnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài nên đầu tư của Hàn Quốc đã phân bố dàn trải đều hơn trong cả nước.

2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam Nam

Qua khảo sát, phần lớn các DN Hàn Quốc hài lòng với sự lựa chọn đầu tư làm ăn tại Việt Nam. Dẫn chứng là theo kết quả điều tra mới đây của Cơ quan Xúc tiến Ngoại thương Hàn Quốc (KOTRA) đối với các DN nước này đang hoạt động tại Việt Nam, cho thấy 93,3% DN bày tỏ sự hài lòng khi đầu tư vào làm ăn tại Việt Nam. Kết quả điều tra cũng cho thấy 57,6% DN hiện đang làm ăn có lãi, phần lớn số còn lại đang trong thời gian thu hồi vốn đầu tư [32].

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các DN Hàn Quốc cũng đang gặp một số khó khăn như: Cơ chế, chính sách của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, hạ

44

tầng còn yếu kém, thiếu lao động có tay nghề, các vướng mắc về thủ tục hành chính, bất đồng về văn hóa và ngôn ngữ, tính kỷ luật và phong cách làm việc thiếu chủ động, chuyên nghiệp của lao động Việt Nam...

Với tỷ trọng đầu tư lớn, các DN Hàn Quốc đang đóng vai trò hết sức quan trọng và có tác động ảnh hưởng không chỉ đến phát triển kinh tế mà còn đối với cả văn hóa, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, một thực tế đang đặt ra hiện nay là xung đột xẩy ra nhiều trong các DN có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam: hiện tượng sa thải nhân viên tùy tiện, đối xử không công bằng với người làm công, hành vi bạo lực với nhân công, lừa đảo, làm hàng giả... ngày càng gia tăng dẫn đến khiếu kiện, biểu tình... [12, tr.3] (xem hộp 2.1). Thực trạng xung đột nêu trên đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu dưới nhiều góc độ để đưa ra những giải pháp toàn diện, đồng bộ, nhằm giúp các cơ quan hữu quan, các DN và người lao động có được tiếng nói chung.

Hộp 2.1. Một số vụ việc liên quan đến DN Hàn Quốc * Doanh nghiệp Hàn Quốc buôn lậu

Hôm qua 20/7/2007, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15 - Bộ Công an), Công an và Hải quan tỉnh Long An, Hải quan TP HCM đã phát hiện Công ty TNHH ShinSung Vina (trụ sở tại ấp Đức Hạnh 2, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) có hành vi buôn lậu với trị giá hàng hóa lên đến hơn 10 tỷ đồng.

ShinSung Vina là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, chuyên gia công hàng may mặc nhưng lợi dụng các hợp đồng gia công, liên tục trong 2 năm gần đây đã tuồn một lượng lớn nguyên phụ liệu may mặc (chủ yếu là vải và chỉ may) ra tiêu thụ tại thị trường TP HCM và các tỉnh lân cận.

Trước đó, C15 và Hải quan TP HCM cũng đã phát hiện một doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc tại huyện Đức Hòa, Long An buôn lậu với quy mô và tính chất tương tự là Công ty TNHH Kanaan Sài Gòn, chuyên gia công túi xách và lều vải cho các thương hiệu lớn.

45

Bước đầu, Kanaan Sài Gòn đã bị cơ quan chức năng của TP HCM buộc nộp lại cho ngân sách hơn 11 tỷ đồng.

(Theo Thanh Niên) ---

* Một DN Hàn Quốc buôn lậu, trốn thuế quy mô lớn (19/04/2006).

Hôm qua 18.4.2006, nguồn tin riêng của Thanh Niên cho biết tổ công tác phối hợp giữa lực lượng hải quan và công an vẫn đang tiến hành kiểm tra kho nguyên phụ liệu của Công ty TNHH Kanaan Sài Gòn tại xã Đức Hòa Hạ, thị trấn Đức Hòa, tỉnh Long An để làm rõ những dấu hiệu buôn lậu, trốn thuế quy mô lớn của doanh nghiệp này. Đây là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc có gần 2.000 công nhân, chuyên gia công các mặt hàng túi xách, lều vải... cho các thương hiệu nổi tiếng như The North Face (tnf), Nike, Ems, Easpak, Jansport, Merrell, Columbia... Liên tục nhiều năm liền, doanh nghiệp này luôn báo cáo lỗ, năm sau nặng hơn năm trước và đã có hiện tượng lợi dụng những hợp đồng gia công để tuồn sản phẩm, nguyên phụ liệu (được nhập khẩu miễn thuế) ra thị trường. Chỉ riêng với các hợp đồng gia công lều, tổ công tác đã phát hiện Công ty Kanaan buôn lậu hơn 1 triệu mét vải. Bước đầu, chủ doanh nghiệp đã thừa nhận những sai phạm này, kể cả việc họ đã tiêu thụ một số xe ô tô chuyên dùng được nhập khẩu miễn thuế. Ngoài ra, hơn 10 người nước ngoài làm việc cho Văn phòng đại diện của Kanaan ở quận 5, TP.HCM cũng chưa khai báo thuế thu nhập (ước tính hơn 1 tỉ đồng). Trước khi cơ quan chức năng vào cuộc, kế toán trưởng (người Việt) tại công ty này đã xin thôi việc.

---

Một vụ đình công đã kéo dài sang ngày thứ tƣ tại Cty TNHH Viva Vina, vốn đầu tƣ từ Hàn Quốc, chuyên về may, xã Đức Lập Thƣợng - huyện Đức Hoà.

Sáng 1.4, hơn 500 CN của Cty đã đồng loạt ngừng việc để yêu cầu chủ DN tái ký HĐLĐ và nâng lương cho 32 CN. Đoàn giải quyết đình công liên ngành huyện Đức Hoà đã xem xét và nhận định yêu cầu của CN là chính đáng. Tuy nhiên phía chủ DN vẫn chưa chấp thuận, vì vậy mà CN chưa chịu làm việc. Theo LĐLĐ huyện Đức Hoà, chỉ mới hơn 1 năm đi vào hoạt động mà đã có tới 6 lần đình.

Nguồn: Đình công 6 lần/năm tại 1 doanh nghiệp, BáoLao Động số 78, ngày 07/04/2008.

46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)