Dự báo xu hƣớng phát triển VHKD trong các DN Hàn Quố cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 71 - 76)

- Coi trọng thăng chức và tiền bạc trong khích lệ người lao động Coi trọng cách quản lý qua vai trò của tư vấn.

2.3.2. Dự báo xu hƣớng phát triển VHKD trong các DN Hàn Quố cở Việt Nam

Việt Nam

Hai yếu tố cơ bản, có tính chất chi phối các yếu tố khác và phản ánh xu hướng phát triển VHKD của DN Hàn Quốc ở Việt Nam trong thời gian tới là: Nhận thức của các chủ DN Hàn Quốc về vai trò và vị trí của việc xây dựng VHKD và xu hướng triết lý, đạo đức kinh doanh của DN.

Thứ nhất, về xu hướng nhận thức của các chủ DN Hàn Quốc về vai trò của xây dựng VHKD phù hợp với văn hóa Việt Nam.

71

Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong thời gian tới có nhiều biến đổi quan trọng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng VHKD của các DN nói chung và các DN Hàn Quốc ở Việt Nam nói riêng:

- Trong thời gian tới với việc gia nhập WTO, thị trường Việt Nam được mở rộng - cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn với 150 nước thành viên của WTO, chiếm 85% thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Trên thị trường rộng lớn đó, các cam kết WTO - các rào cản sẽ dần bị dỡ bỏ. Môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện. Hội nhập sẽ gây sức ép lớn về cải cách đổi mới cơ chế, chính sách, hành chính... đối với Nhà nước. Các cuộc cạnh tranh trên thương trường sẽ trở nên lành mạnh hơn.

- Mở cửa hội nhập, các DN nước ngoài vào đầu tư làm ăn nhiều hơn, đồng nghĩa với việc môi trường cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Với thị trường toàn cầu, người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa mà họ cần. Bên cạnh đó thu nhập của người dân Việt Nam được nâng lên, và tiêu chí lựa chọn không chỉ là giá cả, mẫu mã mà là chất lượng, an toàn và được chăm sóc tốt.

- Thị trường lao động sẽ sôi động. Sẽ xuất hiện sự dịch chuyển lao động giữa các nước thành viên WTO, trước hết là các nước trong khu vực, sẽ gây ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo. Đồng thời người lao động cũng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn DN làm việc - điều này sẽ gây sức ép lớn cho các DN về mặt tuyển dụng và sử dụng lao động.

Với bối cảnh phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam như vậy, một xu hướng tất yếu là DN Hàn Quốc ở Việt Nam phải tìm kiếm chiến lược kinh doanh thích ứng để khai thác tối đa thời cơ, tối thiểu hóa thách thức, mà một trong những lời giải cho bài toán đó là nhận thức vai trò hết sức quan trọng của việc xây dựng và nuôi dưỡng VHKD phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.

72

Hàn Quốc sẽ có sức cạnh tranh yếu khi các tập đoàn, công ty lớn của các quốc gia khác tham gia đầu tư vào Việt Nam. Do đó xu hướng liên kết, sát nhập, cùng chia sẻ tài nguyên giữa các công ty Hàn Quốc với nhau, giữa các công ty Hàn Quốc với các công ty Việt Nam là điều sẽ xẩy ra. Khi đó xu hướng văn hóa kinh doanh giao thoa sẽ xuất hiện và tồn tại.

Như vậy, với những thời cơ và thách thức mà môi trường kinh doanh

Việt Nam trong thời gian tới mang lại, các DN Hàn Quốc ở Việt Nam tất yếu sẽ có chiến lược kinh doanh thích ứng và điều then chốt là xu hướng nhận thức và có chiến lược đầu tư mạnh vào xây dựng VHKD mang bản sắc Hàn Quốc và phù hợp với văn hóa Việt Nam, có như vậy các DN Hàn Quốc mới

có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Thứ hai, xu hướng phát triển triết lý kinh doanh và đạo đức kinh doanh của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam.

Về xu hướng triết lý kinh doanh. Qua khảo sát thực tế bằng phương pháp

phỏng vấn nhân viên đã và đang làm việc cho các DN Hàn Quốc và trực tiếp trao đổi với một số nhà quản lý người Hàn Quốc cho thấy, một xu hướng nổi bật về triết lý kinh doanh ở các DN Hàn Quốc ở Việt Nam là vẫn luôn giữ bản sắc VHKD của người Hàn là coi trọng tính kỷ luật, coi trọng lòng trung thành,

coi trọng tính chuyên nghiệp, coi trọng việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng và việc xây dựng thương hiệu đích thực. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh

mới và đặc thù môi trường kinh doanh của Việt Nam và đặc biệt là sự thành công của các DN Việt Nam, bao gồm cả DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài khi xây dựng VHKD là rất chú trọng đến giá trị cốt lõi hướng đến con người, (xem hộp 2.4) tất yếu các DN Hàn Quốc sẽ có xu

hướng bên cạnh nét bản sắc riêng nêu trên sẽ chú trọng đến hệ thống giá trị như: lợi ích của khách hàng, lợi ích của nhân viên, xây dựng thương hiệu trên

73

Hộp 2.4. Nét văn hóa ở một công ty của Hàn Quốc.

Công Ty Changshin Vietnam : Lãnh đạo gặp công nhân phải... ngả mũ chào.

Đó là chuyện có thật ở Công ty Changshin VN, DN 100% vốn Hàn Quốc chuyên sản xuất giày thể thao mang nhãn hiệu Nike tại tỉnh Đồng Nai, một trong những điểm nóng về tình trạng đình công. Tuy nhiên do làm tốt công tác quan hệ lao động giữa người lao động và giới chủ nên không hề có chuyện đình công hay bãi công ở đây. Vào các sáng thứ hai hằng tuần, Tổng Giám đốc, các chuyên gia nước ngoài và cán bộ quản lý người Việt tập trung trước cổng ra vào Công ty trước giờ làm việc để đón chào công nhân và đồng thanh cúi mình nói "Xin chào" khi công nhân đến. Việc làm này thể hiện sự tôn trọng của Ban quản lý Công ty đối với người lao động, đã làm nên một nét văn hóa đẹp của Công ty. Bên cạnh đó, cơ chế đối thoại và hợp tác luôn được các coi là nền tảng trong việc xây dựng quan hệ lao động tại Công ty, người quản lý luôn bàn bạc và nhất trí với công đoàn trong mọi vấn đề có liên quan tới quyền lợi nguời lao động từ việc hoạch định các chế độ,chính sách cho đến tiền lương, thưởng , kỷ luật... Bên cạnh việc thưởng 1 tháng lương cho tất cả người lao động vào dịp Tết, Công ty còn tặng quà như: áo mưa chất lượng cao, bánh Trung thu... hoặc thưởng cho người lao động vào những ngày lễ lớn như: Quốc khánh, Quốc tế Lao động, Tết Tây... Ngoài ra, Công ty còn mua bảo hiểm tai nạn, thành lập quỹ tương trợ với tổng số tiền khoảng trên 700 triệu đồng...

Nguồn: Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 3/2/2005.

Về đạo đức kinh doanh.

Ở đây đạo đức kinh doanh của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam sẽ được xem xét dưới hai góc độ là ý thức tuân thủ pháp luật và đối xử của ông chủ Hàn Quốc với người lao động Việt Nam - là hai mặt qua phần đánh giá thực trạng được cho là còn hạn chế của ở các DN Hàn Quốc.

Về ý thức tuân thủ pháp luật.

74

được xây dựng chặt chẽ hơn. Xu hướng các DN nói chung trong đó có DN Hàn Quốc ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật là tất yếu.

Về đối xử với người lao động.

Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, các DN Hàn Quốc sử dụng số lượng lao động Việt Nam lớn nhất. Các DN Hàn Quốc sử dụng lao động có trình độ vừa phải. Với trình độ lao động như vậy, việc tuyển dụng và sử dụng lao động Việt Nam hiện nay đối với các DN Hàn Quốc được thực hiện không mấy khó khăn. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt tới, điều này sẽ không còn là lợi thế, thậm chí sẽ là yếu điểm khi sức hút về lao động đến từ nhiều loại hình DN cũng như DN của các quốc gia khác trong thời gian tới là lớn. Mặt khác, Việt Nam đang tiến hành cải cách giáo dục mạnh mẽ, đặc biệt là trong đào tạo nghề. Trong tương lai trình độ lao động nói riêng và dân trí của Việt Nam sẽ được nâng lên. Nhận thức về VHKD, hiểu và chọn lọc, chấp nhận và đào thải sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các kiểu làm ăn chụp dựt, thiếu văn hóa sẽ bị tẩy chay mạnh mẽ.

Với xu hướng này, các ông chủ Hàn Quốc buộc phải điều chỉnh hành vi ứng xử đối với lao động Việt Nam theo hướng thích ứng cao với văn hóa Việt Nam để cạnh tranh trong việc thu hút và giữ người lao động Việt Nam làm việc cho DN mình.

75

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)