Công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 50 - 55)

2.2.5.1. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là mô ̣t yếu tố rất quan trọng nhằm đáp ứng cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Xác định đƣợc vấn đề này, địa phƣơng đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt cho chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trƣơng đúng, đáp ứng nguyện vọng của bà con nông dân, bởi thông qua đào tạo giúp ngƣời lao động có kiến thức, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

Xây dựng nông thôn mới cũng là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó lao động nông thôn phải trở thành công nhân trên chính quê hƣơng mình thì việc li nông mà không li hƣơng mới hiệu quả.

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ, trong những năm qua, huyện đã mở đƣợc 20 lớp đào tạo nghề cho 656 lao động với tổng kinh phí 1.389 triệu đồng, hàng năm tạo việc làm cho 2.500 - 2.700 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện không chỉ là việc nâng cao chất lƣợng lao động mà còn giúp cho ngƣời lao động có thể dễ dàng tiếp cận và chuyển đổi nghề nghiệp mới, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các vùng nông thôn trên phạm vi cả nƣớc nói chung, và huyện Phúc Thọ nói riêng, thì thu nhập và đời sống của ngƣời nông dân còn thấp. Do vậy ngƣời lao động đi tìm việc làm ở thành phố, các khu công nghiệp với mức thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Những lao động này phần lớn là những ngƣời trong độ tuổi lao động, những thanh niên có sức khỏe, có

trình độ... Những ngƣời ở nhà chủ yếu là ngƣời già, phụ nữ và trẻ em. Đây là bài toán khó đặt ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.

2.2.5.2. Quản lý, huy động và sử dụng nguồn lực tài chính

Tổng nguồn lực tài chính huy động trong hơn 3 năm để thực hiện chƣơng trình là 151,309 tỷ đồng. Trong đó: vốn ngân sách trực tiếp cho Chƣơng trình là 131,309 tỷ đồng (chiếm 86,78%); vốn doanh nghiệp là 4 tỷ đồng (chiếm 2,64%); vốn huy động đóng góp của nhân dân là 16 tỷ đồng (chiếm 10,58%).

Từ các tỷ lệ nhƣ trên thì thực tế việc huy động nguồn lực trong triển khai Chƣơng trình nông thôn mới tại huyện không đúng nhƣ cơ cấu vốn theo tỉ lệ 4:3:2:1 đƣợc quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg thì cơ cấu vốn gồm: 40% từ ngân sách nhà nƣớc, trong đó 17% trực tiếp từ Chƣơng trình nông thôn mới, 23 % từ lồng ghép các Chƣơng trình, dự án khác; 30% từ tín dụng; 20% từ doanh nghiệp, HTX và 10% từ cộng đồng dân cƣ).

Mặt khác, việc triển khai các nguồn vốn cho các tiêu chí, hạng mục cũng chƣa đồng đều, chủ yếu tập trung vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm. Đầu tƣ cho phát triển sản xuất là hạng mục cần thiết, đƣợc ƣu tiên trong xây dựng nông thôn mới và cần tập trung nguồn lực rất lớn nhƣng công tác huy động và triển khai thực hiện còn rất hạn chế.

Bảng 2.8: Khái toán vốn cho phát triển và tổ chức sản xuất T T Hạng mục đầu tƣ ĐVT lƣợng Khối Đơn giá (tr.đ) Thành tiền (tỷ.đ) Nguồn vốn (tỷ đồng) NS và có nguồn gốc từ NS Doan h nghiệ p Dâ n góp XH hóa Nguồn khác

I Tập huấn kỹ thuật đào tạo nghề 176,234 140,987 - - - 35,247 1 Tập huấn kỹ thuật cho nông dân ngƣời lƣợt 28.500 0,5 14,250 11,400 - - - 2,850 2 Đào tạo nghề ngƣời 20.248 8 161,984 129,587 - - - 32,397

II Chuyển giao KHKT&CN 29,840 24,752 5,088

1 Xây dựng CLB KN xã 22 200 4,400 4,4 - - - - 2 Hỗ trợ nông dân tiếp thu ứng dụng tiến bộ KHKT hộ 172 20 3,440 2,752 - - - 0,688 3 Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật MH 22 1.000 22,000 17,6 - - - 4,4

III Hỗ trợ phát triển các

loại hình HTX HTX 32 1.000 32,000 32,0 - - - - IV Hỗ trợ dồn điền đổi thửa Xã 22 500 11,000 8,8 - - - 2,2

V Quy hoạch các điểm

công nghiệp làng nghề Điểm 15 7.200 108,000 86,400 - - - 21,6 Tổng 357,074 292,939 - - - 64,135

Nguồn: Ban thường trực xây dựng NTM huyện Phúc Thọ

Trong quá trình thực hiện, có thể thấy khó khăn lớn nhất hiện nay của huyện Phúc Thọ là nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới, nhiều dự án đình trệ hoặc thiếu vốn không triển khai đƣợc. Cuối năm 2009 và đầu năm 2010, UBND huyện Phúc Thọ đã phê duyệt 3 dự án kiên cố hóa đƣờng giao thông và kênh mƣơng nội đồng với số tiền gần 44 tỷ đồng, nhƣng qua hơn 2 năm dự án vẫn không triển khai do chƣa tìm ra nguồn vốn. Trong năm 2011-2012, kinh phí hỗ trợ xây dựng nông thôn mới của huyện chỉ đạt gần 67 tỷ đồng, trong đó nguồn Thành phố hỗ trợ đã 34,3 tỷ đồng; ngân sách huyện chỉ có 11,9 tỷ đồng, vốn

doanh nghiệp 4,5 tỷ đồng; nhân dân đóng góp mới thực hiện đƣợc duy nhất ở xã điểm Võng Xuyên là 16 tỷ đồng. Thực trạng này là nguyên nhân khiến một số mục tiêu xây dựng nông thôn mới chƣa đạt theo kế hoạch. Nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới ở các xã chủ yếu là từ đấu giá đất thì trong năm 2012 đã bị "tắc toàn diện". Trong năm, huyện đã triển khai một số dự án tại xã Võng Xuyên 4,5ha, Phụng Thƣợng 4ha và Ngọc Tảo thì đến nay vẫn đang chờ TP phê duyệt. Để tháo gỡ khó khăn, UBND huyện đã kiến nghị Thành phố sớm phê duyệt các dự án đã hoàn thiện thủ tục, cho phép huyện đƣợc đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tƣ khu đất đấu giá quyền sử dụng đất ở diện tích 18,28ha trên khu vực đất Vƣờn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận. Đồng thời sớm có quy định cho các xã vùng bãi đƣợc lập dự án đấu giá đấtvì khu vực này đã đƣợc cắt lũ.

2.2.5.3. Quản lý và sử dụng nguồn lực khoa học công nghệ

Cùng với đào tạo nghề, các tiêu chí khác trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cũng đƣợc huyện hỗ trợ để đào tạo nghề có kết quả, chẳng hạn nhƣ tiêu chí dồn điển đổi thửa sẽ góp phần tăng diên tích đất canh tác, tạo điều kiện cho những ngƣời học nghề mở rộng sản xuất, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chẳng hạn nhƣ trồng rau, trồng hoa cho chất lƣợng và giá trị kinh tế cao, mở rộng việc chăm nuôi gia súc, gia càm, thuỷ, hải sản, hình thành các trang trại, các làng nghề thủ công quy mô lớn, đạt giá trị xuất khẩu cao hơn.

Ngoài ra, các yếu tố tác động của thị trƣờng, nhất là tìm đầu ra cho các sản phẩm cũng đƣợc địa phƣơng quan tâm. Đoàn thanh niên huyện, ngoài việc hƣớng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đoàn viên cơ sở còn trực tiếp tạo lập các trang web, trang thông tin cá nhân giúp thanh niên nông thôn có thể giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp mà mình làm ra.

Huyện cũng chủ động trong việc tăng cƣờng năng lực của hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ; xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, áp dụng khoa học công nghệ, đồng thời khuyến khích phát triển liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Tại các địa phƣơng đã thực hiện dồn điền đổi thửa, huyện đã chủ động phối hợp Trung tâm khuyến nông Thành phố triển khai, hƣớng dẫn ngƣời dân gieo mạ khay và cấy lúa bằng máy. Nếu so với phƣơng pháp truyền thống, công nghệ gieo mạ bằng khay, mỗi sào giảm đƣợc 1/2 lƣợng giống, tiết kiệm 50-100 nghìn đồng công cày bừa làm đất...; còn cấy bằng máy, một máy cấy với 4 ngƣời làm thành thạo cấy 7 phút/sào, ruộng nhỏ thì 10 phút/sào, tính ra giảm đƣợc 25- 30 công lao động/ha, chi phí cũng giảm khoảng 50-60 nghìn đồng/sào.

Vốn là huyện thuần nông, chính quyền huyện tích cực đầu tƣ, quan tâm phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, nhất là những sản phẩm chất lƣợng cao, đạt hiệu quả kinh tế. Huyện đã mời các chuyên gia, nhà khoa học tổ chức nhiều buổi tọa đàm, tập huấn cho ngƣời dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đem lại năng suất cao, chất lƣợng tốt. Tuy nhiên, vấn đề "đầu ra" cho sản phẩm hiện nay còn khá nan giải. Bởi vì, tuy tự tin với sản phẩm mình làm ra, nhƣng chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng còn chƣa biết đến. Nhƣ mô hình nuôi lợn sạch cũng chƣa dám mở rộng ồ ạt. Nếu có cầu nối giữa doanh nghiệp - hộ chăn nuôi sản xuất thì đầu ra sẽ ổn định hơn, giúp ngƣời nông dân yên tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 50 - 55)