2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân
2.3.1.1. Những thành tựu
- Trƣớc hết, về xây dựng mô hình nông thôn mới: có thể nói, kết quả đạt đƣợc sau nhiều năm thực hiện xây dựng nông mới theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia là không thể phủ nhận. Mô hình nông thôn mới đã đƣợc hình thành trên thực tế tại các xã theo 19 tiêu chí với các mức độ khác nhau. Một số xã đạt kết quả tƣơng đối toàn diện với việc đạt đƣợc gần hết các tiêu chí đặt ra. Một số xã đạt kết quả tốt ở một số mặt nhƣ: mô hình trồng hoa ly theo hƣớng sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao ở xã Thanh Đa, mô hình phát triển sản xuất gắn với quy hoạch đồng ruộng và cơ sở hạ tầng ở xã Long Xuyên, mô hình gieo mạ khay ở xã Phụng Thƣợng, mô hình kiên cố hóa hệ thống kênh mƣơng thủy lợi nội đồng bằng bê tông đúc sẵn tại xã Thọ Lộc…
- Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: Mục tiêu quan trọng nhất là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống ngƣời dân đã đƣợc thể hiện ngày càng rõ, trên cơ sở áp dụng các mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả, gắn với quy hoạch và phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phƣơng, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào nông thôn. Đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân tại các xã đƣợc cải thiện. Thu nhập trung bình của hộ gia đình năm 2013 tăng 45,6% so với năm 2009. Đồng thời, một số lƣợng lớn lao động ở nông thôn đã đƣợc đào tạo nghề, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập ổn định và cao hơn. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã chuyển dịch mạnh theo hƣớng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất khu vực phi nông nghiệp. Nhờ phát triển kinh tế, tăng thu nhập nên công tác giảm nghèo đã đƣợc thực hiện một cách hiệu quả.
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Đây là nhóm tiêu chí đƣợc các địa phƣơng quan tâm và chỉ đạo tích cực trong quá trình triển khai chƣơng trình. Việc xây dựng nâng cấp các công trình đều do ngƣời dân và cộng đồng lựa chọn từ nhu cầu thực tế và nguồn lực tổng hợp từ nhiều nguồn, nhà nƣớc, địa phƣơng, doanh nghiệp, ngƣời dân và vốn vay, trong đó nguồn vốn của Nhà nƣớc chiếu tỷ trọng lớn nhất. Đóng góp của ngƣời dân chủ yếu là ngày công lao động và một phần vốn huy động từ đổi đất, hiến đất để xây dựng đƣờng giao thông thôn, xóm, tham gia vận động nhân dân giải phóng mặt bằng với giá trị đóng góp lên tới hàng chục tỷ đồng.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các xã đã thực hiện lấy ý kiến góp ý của cộng đồng dân cƣ từ khâu khảo sát, lập danh mục đầu tƣ, xác định nguồn vốn đến khâu hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành theo phƣơng châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng lợi. Các địa phƣơng đã phát huy
tiềm năng, thế mạnh của mình để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có lợi thế, có giá trị, có sức cạnh tranh cao; lựa chọn, sắp xếp thứ tự ƣu tiên các nội dung trong quy hoạch để xây dựng kế hoạch thực hiện một cách hợp lý, bảo đảm hoàn thành nội dung theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời chú trọng việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ.
- Nguồn lực: Đã huy động đƣợc nguồn lực tài chính nhiều hơn cho Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nhất là chƣơng trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những kết quả trên đây cho thấy, quá trình quản lý nhà nƣớc trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ đã đƣợc triển khai một cách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Thành công bƣớc đầu này còn cho thấy tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và ngƣời dân, các doanh nghiệp về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Qua đó, tăng lòng tin của dân cƣ nông thôn đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.
2.3.1.2. Nguyên nhân thành công
- Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã thể hiện đƣợc tính đúng đắn, kịp thời, đƣợc các ngành, các cấp nhất trí cao và đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng của nhân dân, có sự đồng thuận cao của ngƣời dân nông thôn.
- Công tác tuyên truyền, chỉ đạo triển khai đƣợc chuẩn bị khá đầy đủ, đƣợc sự tham gia vào cuộc của toàn thể bộ máy chính trị trong huyện. Các cấp ngành từ trên xuống dƣới, đặc biệt là cấp cơ sở đã quán triệt và triển khai nghiêm túc để ngƣời dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng và
Nhà nƣớc, đây là một quá trình mang tính lâu dài. Để xây dựng nông thôn mới, trƣớc hết phải tổ chức tốt sản xuất, phải huy động cao các nguồn lực của nhân dân địa phƣơng, phải dựa vào sức mình là chính.
- Bƣớc đầu huy động các nguồn lực của địa phƣơng và sự đóng góp của nhân dân, kết hợp lồng ghép bố trí kinh phí từ các chƣơng trình mục tiêu đầu tƣ cho các xã điểm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.