- Về quan điểm quản lý trong quá trình xây dựng nông thôn mới: xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện trên tinh thần đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc, kế thừa và lồng ghép với các chƣơng trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn khác; phát huy và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống.
- Về phƣơng pháp quan lý: nên đổi mới cách tiếp cận, phƣơng pháp và cách làm khi triển khai chƣơng trình, đổi mới công tác kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tiến trình phát triển và đảm bảo sự tham gia của ngƣời dân. Sự phát triển nông thôn chỉ bền vững khi những vấn đề của sự phát triển nông thôn xuất phát từ của từng thôn, xã gắn bó hữu cơ với sự phát triển của địa phƣơng và vùng. Cần phải chú trọng và thực hiện quan điểm “dân làm, dân biết, dân bàn, dân góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và hƣởng lợi”,
tránh triển khai chƣơng trình theo kiểu phong trào mà không chú trọng xây dựng sự bền vững về vật chất, nhân lực, tổ chức và tài chính.
- Về cách làm: nên tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, làm từ dƣới làm lên, từ những hoạt động liên quan thiết thực đến đời sống của các hộ dân và cộng đồng nhƣ chỉnh trang, làm đẹp lại nhà cửa, ruộng vƣờn, làm đƣờng làng ngõ xóm… sau đó mới đến các công trình quy mô chung của thôn, của xã, trong quá trình đó cần phải phát huy tính tiên phong, tính sáng tạo của cả cán bộ và ngƣời dân.