.Tập trung quy hoạch sản xuất và hỗ trợ phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 85 - 89)

- Thiếu quy hoạch là một trong những nguyên nhân hạn chế phát triển sản xuất, thu hút đầu tƣ và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Khó khăn nhất là quy hoạch sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp do đặc thù của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là sau khi dồn điền đổi thửa thì quy hoạch sản xuất phải đƣợc đặt lên hàng đầu để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất theo xu hƣớng chung là phát triển hàng hoá.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất là công việc thƣờng xuyên của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, hoạt động này dƣờng nhƣ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức trong chƣơng trình nông thôn mới. Tuy chỉ liên quan đến 4 tiêu chí gồm: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất nhƣng đây chính là những nội dung cốt lõi nhất của phát triển nông thôn. Chỉ có thay đổi đƣợc cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập và thoát nghèo thì nông dân mới thực sự biến đổi về chất. Tất cả những công trình xây dựng, tuy sẽ làm thay đổi ngay diện mạo nông thôn, nhƣng cũng chỉ là vẻ bề ngoài, nếu nhƣ những ngƣời dân không tận dụng đƣợc cơ sở vật chất mới đó để làm cho đời sống kinh tế phát triển lên.

Cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời dân cần là lựa chọn ƣu tiên trong xây dựng nông thôn mới, bởi thu nhập của ngƣời dân đƣợc cải thiện,

đời sống vật chất của ngƣời dân đƣợc nâng cao thì các tiêu chí khác của nông thôn mới mới có thể đạt đƣợc một cách hiệu quả và thực chất. Đây là nội dung quan trọng và cũng là nội dung khó, cần phải đƣợc xác định là mục tiêu ƣu tiên của xây dựng nông thôn mới. Muốn làm đƣợc điều này thì phải đa dạng hoá các hình thức sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, tăng cƣờng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Đối với Phúc Thọ là huyện nằm trong quy hoạch vành đai xanh của Thành phố, việc chuyển dịch cơ cấu lao động nên thực hiện theo hƣớng thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất sản phẩm có giá trị thấp, công nghệ thấp, sang sản xuất sản phẩm có giá trị cao, công nghệ cao; từ sản xuất không gắn với chế biến, sang sản xuất gắn với chế biến và chuỗi thƣơng mại để nâng cao giá trị tăng thêm trên ngành hàng; đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, phá thế độc canh trồng trọt; phát triển dịch vụ, công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ gắn với sản xuất nông nghiệp tại chỗ.

3.4.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát, điều hành và đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho lao động nông thôn

- Kinh nghiệm thành công trong xây dựng nông thôn mới đã chỉ ra rằng, một tập thể lãnh đạo có năng lực, có trách nhiệm chính là điều kiện quan trọng quyết định thành công. Sự năng động và tinh thần trách nhiệm của họ sẽ dẫn dắt và khơi dậy tính sáng tạo của mỗi ngƣời nông dân. Chính vì vậy, ngoài việc hoàn thiện trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát, điều hành cần tiếp tục đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về xây dựng nông thôn mới: kỹ năng tiếp cận, truyền đạt và lắng nghe thông tin cộng đồng, khả năng quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách dân chủ, công khai, tránh thất thoát, lãng phí.

Thời gian này, huyện đã trải qua giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nông thôn mới, việc đào tạo cán bộ nên tập trung trang bị các kiến thức về quản lý kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp cận thị trƣờng. Chƣơng trình đào tạo, tập huấn nên linh hoạt và gắn với thực tế ở địa phƣơng.

Tiếp tục duy trì Ban thƣờng trực xây dựng nông thôn mới cấp huyện, riêng ở cấp xã nên có cán bộ chuyên trách để giảm áp lực cho cán bộ khi vừa phải thực thi trách nhiệm của chính quyền, vừa phải hỗ trợ rất nhiều nội dung của chƣơng trình nông thôn mới.

- Đối với ngƣời lao động nông thôn với trình độ văn hoá cũng nhƣ trình độ lao động còn hết sức hạn chế, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn mới tiếp theo. Vì vậy, trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần chú ý thực hiện một số nội dung sau:

+ Cần gắn đào tạo nghề với quy hoạch địnhh hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, căn cứ vào đó mới xác định đƣợc nhu cầu cần đào tạo. Thực tiễn cho thấy, có một số xã đã triển khai mô hình nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhƣng chƣa xác định đƣợc nhu cầu nhân lực để triển khai mô hình. Việc xác định nhu cầu đào tạo phải tính chi tiết đến từng nghề, vật nuôi, cây trồng cụ thể.

+ Đẩy mạnh công tác tƣ vấn cho nông dân, cung cấp thông tin để họ nắm bắt đƣợc các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế của địa phƣơng, biết đƣợc các cơ hội việc làm, biết đƣợc loại vật nuôi, cây trồng gì là phù hợp và hiệu quả với điều kiện của mình, để từ đó họ chủ động trong việc lựa chọn lĩnh vực sản xuất và tự nguyện tham gia các lớp đào tạo nghề do nhà nƣớc hỗ trợ. Để làm tốt việc này, cần nâng cao vai trò của thôn, xã, lấy thôn, xã và các cơ quan chuyên ngành làm nòng cốt trong công tác tƣ vấn, tuyên truyền và xác định nhu cầu.

+ Phối hợp mời đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực từ các viện nghiên cứu, các tổng công ty, hiệp hội nghề nghiệp về tƣ vấn hoặc trực tiếp đào tạo. Cách làm này đảm bảo sự thành công cho việc ứng dụng công nghệ mới, phƣơng thức sản xuất mới, đồng thời đảm bảo nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.

+ Đầu tƣ đồng bộ, cân xứng cho công tác đào tạo nghề và các hoạt động khác trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thực tế có một số địa phƣơng quá chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, thuỷ lợi, trƣờng học mà không đầu tƣ thoả đáng cho việc xây dựng các cơ sở dạy nghề và hoạt động dạy nghề, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy nghề.

+ Công tác đào tạo nghề cần phải linh hoạt, phù hợp với thực tế của ngƣời dân, của từng địa phƣơng và của từng lĩnh vực nông nghiệp. Cần quan tâm đến việc dạy nghề thƣờng xuyên tại chỗ và theo thời vụ phát triển.

3.4.4. Về tiến độ triển khai

- Một số xã theo kế hoạch đề ra phải hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2014, 2015 hiện nay đang chịu sức ép rất lớn về tiến độ và thời gian thực hiện. Việc này tạo ra áp lực rất lớn cho chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân kể cả thời gian và nguồn lực. Thời gian thực hiện ngắn, đồng thời triển khai nhiều hạng mục để cùng lúc hƣớng tới hoàn thành 19 tiêu chí khiến cho ngƣời dân cảm thấy quá sức của họ. Các yếu tố “phần cứng” của xây dựng nông thôn mới nhƣ xây dựng cải tạo kết cấu hạ tầng nông thôn dễ thực hiện khi có đủ vốn, tuy nhiên, để thay đổi các yếu tố “phần mềm” nhƣ tập quán hay năng lực trình độ sản xuất kinh doanh, ý thức của ngƣời dân, của cộng đồng thì cần có thời gian và đó là một quá trình.

- Cần xác định đây là một quá trình lâu dài, liên tục và có lộ trình, các bƣớc tiến hành phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phƣơng (để không quá sức của ngƣời dân).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)