Giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 81 - 82)

3.3. Các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong xây dựng nông

3.3.5. Giải pháp về phát triển kinh tế

- Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân triển khai những mô hình mới, mô hình áp dụng khoa học công nghệ tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hóa lớn, có chất lƣợng.

- Phúc Thọ là huyện thuần nông, nằm trong quy hoạch vành đai xanh của Thành phố nên đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong phát triển kinh tế là ƣu tiên hàng đầu. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp lại là ngành dễ bị “tổn thƣơng” nhất, vì vậy huyện cần phải bố trí một phần kinh phí để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Ðẩy mạnh chƣơng trình “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới” kết hợp với chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, xây dựng nhiều mô hình mới, các mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả; sản xuất gắn với thị trƣờng tiêu thụ và bảo vệ môi trƣờng bền vững.

3.3.6. Giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý và chất lƣợng lao động

- Cần có kế hoạch xây dựng, phát triển, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đề ra; trƣớc mắt cần bố trí, phân công cán bộ một cách hợp lý, theo đúng khả năng, trình độ, vị trí công tác.

- Đối với lao động nông thôn cần phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề trên định hƣớng phát triển của địa phƣơng và theo nhu cầu của ngƣời lao động của từng xã. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo phải đƣợc chú trọng vào những ngành nghề phổ biến, gắn liền với nhu cầu của bà con, tạo điều kiện giúp bà con áp dụng kiến thức ngay vào thực hiện sản xuất. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng công tác dạy nghề, tạo điều kiện cho các học viên tham quan các mô hình sản xuất ngay trong quá trình học; phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

đào tạo theo địa chỉ để cung cấp nhân lực, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất ở vùng nông thôn, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)