Công tác quản lý về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 55 - 61)

2.2.6.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Toàn huyện có 28.500 hộ nông nghiệp, 215 trang trại, 33 HTX nông nghiệp (trong đó có 8 HTX gắn với hoạt động dịch vụ, thƣơng mại). Những năm gần đây, thực hiện xây dựng nông thôn mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Trƣớc năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp của huyện chiếm 40,1% cơ cấu kinh tế, thì hết năm 2013 giảm (còn trên 30%). Khai thác tiềm năng và lợi thế, Phúc Thọ đã trở thành 1 trong 3 huyện ngoại thành có phong trào sản xuất nông nghiệp mạnh nhất thành phố. Toàn huyện có 265 dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế với diện tích gần 500ha, trong đó 75 dự án đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại; huyện đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn và vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, nhƣ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Thanh Đa 50ha, Võng Xuyên 70ha, Thọ Lộc 50ha, Hát Môn 50ha, vùng bƣởi Diễn 54ha tại xã Hiệp Thuận. Xã Vân Nam có 80ha vùng bãi sông Hồng, xƣa là bãi đất hoang, giờ là vùng chuyên canh chuối tiêu hồng. Sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.

Mặc dù nền kinh tế khu vực nông thôn đã có bƣớc phát triển đáng kể, cơ cấu nền kinh tế đã có bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng dần CN - TTCN và dịch vụ nhƣng tốc độ còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế còn cao (chiếm 35,4%). Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 63,15%, các HTX hoạt động chủ yếu phục vụ là chính, tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm có xu hƣớng ngày càng tăng, thu nhập thấp, hộ nghèo còn cao.

Nhìn chung, với một huyện còn nhiều khó khăn nhƣ Phúc Thọ thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt đƣợc nhƣ tiêu chí xây dựng nông thôn mới là

không phải dễ dàng, cần phải có thời gian, đầu tƣ sức ngƣời, sức của, và sự đồng thuận của tất cả ngƣời dân và các cấp chính quyền.

2.2.6.2. Thực hiện dồn điền dồn thửa

Xác định dồn điền đổi thửa là một nhiệm vụ quan trọng nhƣng việc tổ chức thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn nên lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã phân tích kỹ, đánh giá đúng tình hình và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, có tính khả thi cao. Huyện ủy, UBND huyện, Ban Chỉ đạo "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân" đã chỉ đạo đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác dồn điền đổi thửa, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới, Ban Phát triển nông thôn để thống nhất chỉ đạo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới gắn với công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn toàn huyện. Huyện thƣờng xuyên tổ chức giao ban đến cụm xã; trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo ở các thôn, cụm làm điểm và những địa bàn gặp nhiều trở ngại nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Phúc Thọ coi đây là một tiêu chí xếp loại tổ chức cơ sở Đảng và đánh giá thi đua các đơn vị.

Ban đầu, trên địa bàn toàn huyện đã có 20 xã đăng ký thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, tổng diện tích huyện giao trong 2 năm 2012 và 2013 là 3.609,15 ha; 19 xã đã lập xong phƣơng án dồn điền đổi thửa gửi UBND huyện phê duyệt, gồm các xã: Thọ Lộc, Trạch Mỹ Lộc, Phụng Thƣợng, Tam Hiệp, Xuân Phú, Thanh Đa, Tam Thuấn, Tích Giang, Long Xuyên, Phúc Hoà, Hát Môn, Cẩm Đình, Phƣơng Độ, Sen Chiểu, Vân Nam, Ngọc Tảo, Võng Xuyên, Hiệp Thuận và Liên Hiệp. Đã có 14 xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa và đã tổ chức ra quân đào đắp đƣợc 331.486 m3 đƣờng giao thông nội đồng, hệ thống kênh mƣơng; có 02 xã là Phụng Thƣợng và Thọ Lộc đã kiên cố hoá đƣợc 9,5km kênh cấp 3 phục vụ cho thôn, cụm làm điểm về dồn điền đổi thửa. Tổng diện tích đã

thực hiện dồn điền đổi thửa là 696ha gồm: Cẩm Đình (42,5ha), Vân Nam (143,3), Hát Môn (39ha), Xuân Phú (74,75ha), Thanh Đa (115,3ha), Tích Giang (22ha), Võng Xuyên (69,1ha), Sen Chiểu (17ha), Thọ Lộc (56ha), Phụng Thƣợng (24,96ha), Trạch Mỹ Lộc (15,89ha), Hiệp Thuận (40ha), Phúc Hoà (25,2ha), Tam Hiệp (10,9ha). Trong các xã thực hiện dồn điền đổi thửa, có một số xã đã thực hiện khá tốt công tác này. Điển hình nhƣ: Tại xã Hát Môn, có 1.900 hộ thực hiện DĐĐT ở 10 cụm dân cƣ với tổng diện tích trên 180ha. Kết thúc năm 2012, cụm 2 và cụm 9 dồn xong cả vùng đồng và vùng bãi với diện tích 15,16ha. Năm 2013, các cụm dân cƣ tiếp tục tổ chức họp dân thông báo về quy hoạch góp đất làm giao thông thuỷ lợi. Theo lãnh đạo xã Hát Môn, dồn điền đổi thửa là khâu đột phá, quan trọng trong thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phƣơng phát triển nên cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, đặc biệt là nhân dân đồng thuận ủng hộ. Đây là yếu tố quan trọng và cần thiết, là điều kiện thuận lợi để xã Hát Môn hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trƣơng dồn điền đổi thửa, năm 2012, xã Võng Xuyên triển khai ở 4/12 cụm dân cƣ (2, 5, 9 và 8b).

Năm 2013, huyện đặt mục tiêu dồn điền đổi thửa hơn 3.100ha đất nông nghiệp, làm tiền đề xây dựng nông thôn mới. Với khối lƣợng công việc thực hiện khá lớn nhƣ vậy thì đây là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và nhân dân hƣởng ứng, tự giác tham gia tích cực. Hiện nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang tập trung tuyên truyền, vận động, giải thích để ngƣời dân hiểu rõ lợi ích của dồn điền đổi thửa; cùng với đó công khai các chính sách hỗ trợ, hoàn thiện sơ đồ hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng ở các thôn, cụm dân cƣ và xây dựng phƣơng án giao ruộng để tổ chức họp lấy ý kiến bổ sung hoàn chỉnh.

Đến nay, kết quả dồn điền đổi thửa của Phúc Thọ đã cơ bản đạt so với mục tiêu, yêu cầu đề ra, đảm bảo kết quả bền vững, không để xảy ra điểm nóng, việc dồn đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn cơ bản hoàn thành; đã giải quyết triệt để tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất. Sau 2 năm triển khai, các xã đã tổ chức đào đắp đƣợc 2,6 triệu m3 giao thông thủy lợi nội đồng (đạt 96% so với đề án đƣợc duyệt); diện tích đã thực hiện dồn điền đổi thửa là 3.345ha (đạt 97,57%), thực hiện giao ruộng cho 28.753 hộ, trong đó: năm 2012, có 14 xã thực hiện, diện tích là 556 ha (đạt 111% Kế hoạch Thành phố); năm 2013, có 19 xã thực hiện, diện tích 2.757,3ha (đạt 88,2%). Từ chỗ một hộ có nhiều thửa, ở nhiều cánh đồng khác nhau, nhiều hộ có từ 6 - 8 thửa trên 3 - 4 cánh đồng, sau dồn điền đổi thửa chỉ còn lại 1 - 2 thửa, với quy mô, diện tích mỗi thửa lớn hơn gấp 3 - 4 lần (có thửa diện tích trên 12.000 m2). Qua đó, góp phần cho việc triển khai cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống, lạc hậu, tự cung tự cấp và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tuy đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn đã và đang đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng tích cực, song ở một số xã, cán bộ và ngƣời dân vẫn chƣa nhận thức đầy đủ về lợi ích của dồn điền đổi thửa. Có nơi, ngƣời dân chỉ thấy cái lợi nhỏ trƣớc mắt mà chƣa "nhìn xa, trông rộng". Cán bộ, lãnh đạo, nhất là chính quyền, chi bộ thôn, cụm dân cƣ chƣa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân. Ngoài những bất cập nêu trên, có nơi chƣa quyết liệt thực hiện nhiệm vụ này ngay từ đầu, dẫn đến tình trạng một số địa phƣơng không thực hiện đƣợc kế hoạch. Bên cạnh đó, đặc thù đồng đất của Phúc Thọ có cả đồi gò và vùng bãi phân tán nên quá trình dồn điền đổi thửa gặp nhiều khó khăn. Đơn cử nhƣ tại Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, địa hình ruộng đồng bậc thang, khó dồn đổi; trong khi đó, hệ thống giao thông, thủy

lợi nội đồng chƣa hoàn chỉnh, gây tâm lý lo ngại trong dân... Hơn nữa, do thị trƣờng bất động sản trầm lắng, khó khăn cho việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn đầu tƣ xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ công tác dồn điền đổi thửa.

2.2.6.3. Xây dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả

Thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện đã tích cực đƣa một số giống mới vào sản xuất, triển khai các mô hình sản xuất lúa hàng hóa, trồng hoa có hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mô hình cánh đồng mẫu lớn các xã: Phụng Thƣợng, Hát Môn, Võng Xuyên, mỗi xã 100 ha, năng suất lúa thơm ƣớc 61tạ/ha, nếp vàng 50,8tạ/ha, tăng thêm 10 - 20 triệu đồng/ha/vụ so với lúa thƣờng; trồng hoa Ly các xã: Tam Thuấn 0,4 ha, Thƣợng Cốc 0,1ha, Võng Xuyên 0,1ha, Thanh Đa 0,15ha, Hát Môn 0,1 ha; sản xuất hoa Lan chất lƣợng cao xã Phụng Thƣợng 4.050 cây, đang triển khai mô hình hoa Ly trong chậu xã Tam Thuấn.

Phát triển dự án 50ha rau an toàn xã Thanh Đa với năng suất ƣớc 36 - 38 tấn/ha/vụ, sản lƣợng 180 - 190 tấn, giá trị 600 - 800 triệu đồng/ha/năm, gấp 8 - 10 lần so với trồng lúa.

Thực hiện các mô hình khuyến nông chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao tại các xã: Phƣơng Độ với 2.500 con gà thả vƣờn, Tam Thuấn 5.000 con vịt, hiệu quả lãi 10 nghìn đồng/con, nuôi thả cá rô phi Đƣờng nghiệp tại xã Võng Xuyên với 13.000 trên 2000m2; thả cá chép lai tại xã Phụng Thƣợng với 10.000 con trên 5.000m2; cải tạo giống bò thịt năng suất cao tại 2 xã Vân Hà và Thƣợng Cốc; ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên địa bàn 9 xã (Vân Nam, Vân Hà, Cẩm Đình, Võng Xuyên, Thƣợng Cốc, Phúc Hòa, Phụng Thƣợng, Ngọc Tảo, Tam Thuấn) với 1.050 con.

Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành các cơ chế chính sách để hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân

dân nhƣ: chính sách hỗ trợ giống để sản xuất vụ đông, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, lúa hàng hoá chất lƣợng cao ở 3 xã Hát Môn, Võng Xuyên và Phụng Thƣợng mỗi vụ 100ha/1xã; mô hình rau an toàn tại các xã Thanh Đa (50ha), Võng Xuyên (70ha), Vân Phúc (50ha), Thọ Lộc (50ha) và Hát Môn (50ha); mô hình cá rô đầu vuông ở xã Võng Xuyên, rô phi đơn tính ở xã Phụng Thƣợng, lai tạo bò siêu thịt xã Thƣợng Cốc....

Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ giống lúa chất lƣợng cao cho các diện tích gieo sạ hàng năm từ 1500 đến 2000 ha.

2.2.6.4. Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là phải xây dựng đƣợc đội ngũ lao động nông thôn có trình độ, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tại huyện Phúc Thọ, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bƣớc đầu đã có những biến chuyển tích cực, tạo động lực mạnh mẽ trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Nhu cầu lao động có trình độ, năng lực phục vụ công tác xây dựng và phát triển nông thôn tại Phúc Thọ đang là vấn đề cấp thiết. Xuất phát là huyện còn khó khăn, để phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề nhân lực phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Do vậy từ nhiều năm nay, huyện đã triển khai công tác đào tạo gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn một cách đồng bộ.

Năm 2011, huyện giải quyết việc làm mới cho 2.785 lao động, đạt 111% kế hoạch; hoàn thành xây dựng Đề án đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015; mở 09 lớp nghề sinh vật cảnh, trồng trọt, chăn nuôi với 295 học viên; giảm tỷ lệ hộ nghèo 3%, đạt 150% kế hoạch. Năm 2012, huyện giải quyết việc làm mới cho 2.700 lao động, đạt 100% kế hoạch; mở các lớp nghề may công nghiệp, mộc,

mây tre đan với 750 học viên; số hộ thoát nghèo 1.076 hộ, giảm 2,6%, đạt 104% kế hoạch. Năm 2013, huyện đã phối hợp mở 27 lớp dạy nghề phi nông nghiệp với 902 học viên, đạt 125% kế hoạch, 44 lớp dạy nghề nông nghiệp với 1.540 học viên, đạt 117% kế hoạch; giải quyết việc làm mới 2.887 lao động; giảm nghèo cho 750 hộ dân.

Mặt khác, khi đƣợc triển khai áp dụng các mô hình sản xuất mới, thu nhập của ngƣời dân đã đƣợc nâng lên đáng kể. Không những áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp mới, huyện còn tạo điều kiện để ngƣời dân có thể học và nhân rộng các mô hình kinh tế đang áp dụng tại địa phƣơng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ nghề mộc, làm phoóc, may mặc…Năm 2013, thu nhập bình quân của ngƣời dân đạt 23,2 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 32% so với năm 2012 và tăng 43% so với năm 2011; số hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 2.188 hộ, chiếm 5,11%.

Bảng 2.9: Thu nhập bình quân giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng/người/năm

Năm 2011 2012 2013

Thu nhập bình quân 16,2 17,6 23,2

Nguồn: Văn phòng HĐND&UBND huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)