Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 76)

2.3. Đánh giá chung

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện, có một số vấn đề cần phải đƣợc nghiên cứu và tiếp tục hoàn chỉnh, đó là:

2.3.3.1. Vấn đề xác định mục tiêu ưu tiên

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới là đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế ở mỗi địa phƣơng, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lƣợng, tăng thu nhập cho nông dân.

Xác định rõ nhiệm vụ này nên huyện Phúc Thọ đã xác định mục tiêu ƣu tiên trƣớc mắt là dồn điền đổi thửa nhằm tạo ra những cánh đồng mẫu lớn để thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp. Việc dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết đƣợc cơ bản tình trạng ruộng đất manh mún và phân tán cho nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn…, huy động nguồn lực cho xây

dựng nông thôn mới. Tính đến hết năm 2013, toàn huyện đã dồn điền đổi thửa đƣợc tổng diện tích là 3609,15ha.

Tuy nhiên, sau dồn điền đổi thửa, vấn đề ƣu tiên nào sẽ đƣợc tiến hành tiếp theo khi mà ngƣời dân vẫn lúng túng trong phát triển mô hình phát triển sản xuất. Chỉ có thay đổi đƣợc cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập và thoát nghèo thì nông dân mới thực sự biến đổi về chất.

2.3.3.2. Vấn đề phát huy vai trò của người dân

Trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay, nhân dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con ngƣời, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của ngƣời dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.

Phát huy vai trò của ngƣời dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trƣờng… nhằm khơi dậy, sử dụng, phát triển trên tất cả các yếu tố cấu thành: số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu đội ngũ đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên thực tế tại nhiều xã lại cho thấy nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và ngƣời dân vẫn còn nhiều hạn chế. Không ít địa phƣơng coi chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là cơ hội để có đƣợc nguồn đầu tƣ từ nhà nƣớc để xây dựng kết cấu hạ tầng, mà coi nhẹ vai trò chủ thể là ngƣời dân. Từ đó, chỉ quan tâm đến việc quy hoạch, đề án xây dựng kết cấu hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm… nhƣng tính khả thi và hiệu quả thực tế lại thấp.

Cũng có không ít ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc họ là “chủ thể” của chƣơng trình này. Họ cho rằng, đây là chƣơng trình đầu tƣ của Nhà nƣớc cho địa phƣơng mình, là việc của cấp trên, chứ không phải là việc của mình nên không tham gia bàn bạc, ngại giám sát, kém tích cực trong việc thực hiện. Họ cũng

chƣa hiểu rõ rằng cùng với việc tham gia đóng góp sức lao động, tiền của, ý kiến vào các hoạt động xây dựng chƣơng trình là việc tự đầu tƣ để góp phần nâng cao thu nhập trong các hoạt động kinh tế, giữ gìn nếp sống văn hóa, chỉnh trang ngõ xóm, giữ vững an ninh trật tự,… góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống của chính họ.

2.3.3.3. Vấn đề quản lý, sử dụng và huy động các nguồn lực

Hiện nay, ngoài ngân sách nhà nƣớc thì nguồn lực chủ yếu để huy động cho công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện là từ đấu giá đất. Kinh tế khó khăn, việc đấu giá đất hầu nhƣ không thực hiện đƣợc dẫn đến tiến độ thực hiện ở một số hạng mục, tiêu chí còn chậm.

Việc quản lý, sử dụng các nguồn lực đƣợc giao cho các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng cho nên yêu cầu đặt ra là trách nhiệm thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nƣớc và ngƣời dân trong sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này nhƣ thế nào? Tính đa dạng trong huy động nguồn lực, tính ƣu tiên trong việc phân bổ nguồn lực, tính khả thi trong huy động nguồn lực từ cộng đồng, tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực, tính công khai và minh bạch trong quản lý nguồn lực.

2. 3.3.4. Vấn đề cơ chế chính sách

- Để ngƣời nông dân có thể phát triển sản xuất có hiệu quả, không bị “tổn thương” trƣớc sức ép của thị trƣờng cạnh tranh thì vấn đề hỗ trợ cho ngƣời dân cần đƣợc quan tâm hơn. Hiện nay, việc quy hoạch sản xuất vẫn theo kế hoạch hàng năm, chƣa có chuyển biến rõ rệt. Trên thực tế, đây là công việc rất khó, vì liên quan đến chính sách đất đai cho nên chƣa thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ tại địa bàn nông thôn, chƣa tạo ra đƣợc các mô hình tổ chức sản xuất mới gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Một vấn đề nữa là ngƣời dân rất khó trong việc tiếp cận đƣợc nguồn vốn của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngƣời dân thiếu vốn sản xuất, doanh nghiệp lại không mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp dẫn tới sản xuất không phát triển

2.3.3.5. Vấn đề về các tiêu chí chưa phù hợp

Bộ tiêu chí quốc gia qua một thời gian triển khai cho thấy có nhiều vấn đề về khái niệm, phạm vi, nội dung, phƣơng pháp thu thập tính toán của từng tiêu chí cũng còn những hạn chế, bất cập, chƣa có tính khả thi cao, gây khó khăn cho công tác triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

Một số tiêu chí về hạ tầng công trình văn hoá, trƣờng học, trạm y tế… hiện nay có thể nói là “quá sức” với các địa phƣơng mà mật độ dân số đã tăng cao.

2.3.3.6. Vấn đề năng lực của cán bộ quản lý, điều hành, giám sát

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành, giám sát chƣơng trình nhìn chung đều có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với công việc, và đặc biệt là rất hƣởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nhƣ tình trạng chung của nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, trình độ chuyên môn của cán bộ huyện Phúc Thọ mà đặc biệt là tại các xã, thị trấn còn thấp. Họ không chỉ thiếu những kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý tài chính, mà còn thiếu cả những kỹ năng về công tác dân vận, tuyên truyền.

Một vấn đề khác đó là kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện các chƣơng trình lớn còn hạn chế nên trong nhiều phần việc còn thể hiện sự lúng túng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ về xây dựng nông thôn mới còn chƣa đầy đủ: đa số cán bộ khi mới triển khai chƣơng trình đều hiểu xây dựng nông thôn mới là đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn đầu tƣ cho phát triển sản xuất thấp.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 76)