Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 68 - 72)

2.3. Đánh giá chung

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

- Những kết quả đạt đƣợc tại các xã còn thấp so với mục tiêu và yêu cầu của chƣơng trình cũng nhƣ đầu tƣ của nhà nƣớc. Thực tế, trên địa bàn toàn huyện, tính đến thời điểm hiện tại, chƣa có xã nào đạt cả 19/19 tiêu chí. Một số xã đã cơ bản đạt đƣợc 19 tiêu chí, song kết quả đó có đƣợc chủ yếu do địa phƣơng thu thập, tính toán và công bố, chƣa có sự tham gia kiểm tra, giám sát công nhận của các ngành, các cấp, các chỉ tiêu, thƣớc đo, bảng chấm điểm để đánh giá hầu nhƣ dựa vào cảm tính của ngƣời tổ chức, chỉ đạo. Do đó tính pháp lý của các kết quả đó chƣa cao, chƣa thuyết phục.

- Về cách đánh giá kết quả cụ thể về nội dung hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới của các xã cũng còn nhiều bất cập. Tất cả các con số trong báo cáo của các địa phƣơng công bố đều do các địa phƣơng thu thập, tính toán và công bố, nên độ tin cậy, tính khách quan chƣa cao. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành từ huyện xuống cơ sở trong việc tổ chức chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình chƣa chặt chẽ. Sự thiếu vắng của ngành Thống kê trong Ban chỉ đạo nông thôn mới các cấp là không hợp lý. Thực tế là rất nhiều chỉ tiêu định lƣợng phản ánh trong 19 tiêu chí quốc gia đƣợc thu thập tính toán, tổng hợp, phân tích trong các báo cáo của các cấp, nhất là cấp

xã chƣa đảm bảo tính khách quan, khoa học theo phƣơng pháp thống kê nên độ tin cậy không cao, chƣa có sức thuyết phục.

- Bất cập về vốn: Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cần nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn của Nhà nƣớc và các doanh nghiệp, nhân dân có hạn nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm, một số nội dung không có kinh phí riêng nhƣ phát triển sản xuất. Các công trình xây dựng nông thôn mới phần lớn nhờ nguồn lực của Thành phố hỗ trợ, ngân sách của địa phƣơng và của dân cƣ không đáng kể, vốn doanh nghiệp còn quá ít. Ở những xã thuần nông, nguồn vốn của dân cƣ rất thấp. Nếu tình hình này không đƣợc khắc phục sẽ phát sinh tƣ tƣởng ý lại, trông chờ vào Nhà nƣớc.

Thiếu vốn sản xuất: hợp tác xã, chủ trang trại và hộ gia đình rất khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn, không có doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là: thiếu đất, thiếu vốn để mở rộng mặt bằng, cải tạo nâng cấp khu văn hóa – thể thao đạt chuẩn. Chƣa có đủ vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất theo hƣớng hiện đại và bền vững, và để xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung của xã nông thôn mới, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

Ngoài ra, một vấn đề bất cập khác là nguồn ngân sách của địa phƣơng bị quản lý một cách cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt và các cơ chế tài chính đã hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn.

- Đề án xây dựng nông thôn mới ở các xã nặng về phát triển cơ sở hạ tầng, chƣa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, văn hóa và môi trƣờng. Mới chú trọng nhiều đến xây dựng các công trình xã mà chƣa quan tâm thích đáng tới các công trình ở các thôn hoặc ở hộ nông dân. Tốc độ triển khai các công trình xây dựng nông thôn mới của các xã rất chậm và không đều, chủ yếu

tập trung vào xây dựng mới. Ít quan tâm đến tu sửa, nâng cấp, quản lý và vận hành các công trình đã có, các công trình văn hóa, di tích lịch sử…

Các địa phƣơng còn lúng túng trong việc tìm kiếm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Tình trạng chung là còn ỷ lại, trông chờ vào vốn ngân sách hỗ trợ từ Nhà nƣớc.

- Về công tác phát triển sản xuất, nhìn chung các địa phƣơng mới chỉ tập trung cho xây dựng quy hoạch và lập đề án, việc sản xuất vẫn theo kế hoạch hàng năm, chƣa có chuyển biến rõ rệt. Trên thực tế, đây là công việc rất khó, vì liên quan đến chính sách đất đai. Mặt khác, các địa phƣơng cũng chƣa thu hút đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ tại địa bàn nông thôn, nên chƣa tạo ra các mô hình tổ chức sản xuất mới gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Về tiêu chí cơ cấu lao động: Đây là một trong những tiêu chí đƣợc cho là rất khó hoàn thành đối với các xã. Thực tế hơn 20 năm qua, trên phạm vi vĩ mô, lao động trong khu vực nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm khoảng 1%, nhƣng số lƣợng tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên. Nhƣ vậy, để đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm xuống còn dƣới 30% (tính chung cả nƣớc), mỗi năm phải giảm gần 2% - đây là một tốc độ rất cao, rất khó thực hiện và khó có khả năng đạt đƣợc.

- Về công tác đào tạo nghề cho nông dân, nhìn chung chƣa gắn với các dự án, chƣơng trình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Trong dạy nghề cho nông dân, xã nông thôn mới chƣa có đƣợc bộ giáo trình chuẩn phù hợp với thời gian đào tạo. Nhiều cơ sở dạy nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề cho nông dân còn ở tình trạng dạy chay, thiếu giáo viên có chất lƣợng, thiếu thiết bị phục vụ thực hành. Đặc biệt, kế hoạch dạy nghề chƣa căn cứ vào kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, chƣa gắn với nhu cầu của thị trƣờng lao động, của sản xuất kinh doanh.

- Nhận thức của các ngành, các cấp về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới chƣa thật đúng và chƣa đầy đủ. Một số các phòng, ban, ngành chƣa có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ đƣợc giao, chƣa bố trí đủ cán bộ có năng lực phụ trách các xã. Lãnh đạo một số địa phƣơng chƣa chủ động triển khai công việc tại đơn vị mình, có tƣ tƣởng chờ đợi từ cấp trên. Trong chỉ đạo chƣa quan tâm đầy đủ đến việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chƣa lồng ghép các chƣơng trình, dự án hiện có để tăng năng lực cho cơ sở. Hiệu quả một số mô hình triển khai ở các xã còn chƣa cao, chƣa đồng bộ và bền vững.

- Nhận thức về nông thôn mới của ngƣời dân cũng còn rất hạn chế, chƣa định hình rõ về nông thôn mới.

- Vai trò của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn rất mờ nhạt. Tuy đƣợc coi là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ngƣời dân chƣa thực sự hiểu rõ về nông thôn mới và có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ từ nhà nƣớc, do đó, chƣơng trình chƣa thực sự huy động đƣợc các nguồn lực từ ngƣời dân và cộng đồng. Chính quyền còn phải tham gia sâu vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế của các hộ nhƣ vận động và hỗ trợ các hộ cải tạo vƣờn tạp, phát triển chăn nuôi theo cách “cầm tay chỉ việc”.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Xây dựng nông thôn mới là công việc mới, cùng một lúc phải giải quyết một khối lƣợng công việc lớn trên tất cả các lĩnh vực về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị.

- Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế nên rất lúng túng trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện.

- Trình độ dân trí còn thấp, chất lƣợng lao động yếu. Thiếu lực lƣợng nòng cốt để xây dựng nông thôn mới, do lực lƣợng này thoát ly khỏi nông thôn, đi kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác có thu nhập cao hơn. Chính vì vậy mà thời gian, số lƣợng ngƣời tham gia xây dựng và sử dụng các thành quả từ các công trình bị hạn chế.

- Ngƣời dân chƣa có thói quen trong quyết định và lựa chọn những ƣu tiên thiết thực để phát triển cộng đồng.

- Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ là rất hạn chế, kể cả nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội (Trang 68 - 72)