Kinh nghiệm của Canada

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ việt nam (Trang 37 - 39)

1.3. Kinh nghiệm nâng cao tính thanh khoản thị trƣờng TPCP của một số nƣớc trên

1.3.1. Kinh nghiệm của Canada

Canada nằm trong nhóm 7 nƣớc công nghiệp phát triển nhất thế giới, đƣợc cả Moody và S&P đánh giá tín nhiệm AAA với triển vọng ổn định và dẫn đầu danh sách các thị trƣờng tín dụng an toàn. Tuy nhiên, để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Canada cũng đã từng đối mặt và vƣợt qua khủng hoảng bằng cách thực hiện hàng

loạt biện pháp nhằm cắt giảm chi tiêu công và nâng cao thanh khoản thị trƣờng trái phiếu.

Trái phiếu Chính phủ Canada đƣợc phát hành bởi Ngân hàng Trung ƣơng. Thời kỳ 1990 - 1997, thị trƣờng trái phiếu Canada có sự phát triển nhanh chóng với dƣ nợ TPCP trên thị trƣờng tăng từ mức khoảng 55 nghìn tỷ lên 290 nghìn tỷ đô la, khối lƣợng giao dịch tăng gấp 05 lần từ 1 triệu tỷ đô la lên mức 5 triệu tỷ đô la. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những cải cách trong điều hành của Chính phủ về quản lý tài chính, giảm thâm hụt ngân sách, điều chỉnh khối lƣợng trái phiếu phát hành cân đối với bội chi ngân sách và các yếu tố mang tính chu kỳ kinh tế, quy định giảm tỷ lệ nắm giữ TPCP của hệ thống ngân hàng thƣơng mại...đã làm giảm khối lƣợng giao dịch xuống 3,2 triệu đô la vào năm 2000. Để tăng cƣờng tính thanh khoản của thị trƣờng, Chính phủ đã thực hiện đồng loạt một số biện pháp sau:

- Thay đổi các quy tắc phát hành trái phiếu Chính phủ để tăng cƣờng giám sát quy trình đấu thầu tín phiếu và trái phiếu;

- Hiệp hội các đại lý đầu tƣ cho ra đời hƣớng dẫn và tiêu chuẩn cho các giao dịch trong thị trƣờng thứ cấp nội địa đối với các công cụ nợ có thu nhập cố định;

- Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của thị trƣờng sơ cấp và thứ cấp trái phiếu Chính phủ, tổ chức các buổi tiếp xúc thƣờng xuyên giữa tổ chức phát hành, các nhà quản lý, ngân hàng Trung ƣơng và các thành viên tham gia thị trƣờng;

- Tổ chức các chƣơng trình mua lại trái phiếu cũ đang lƣu hành, giúp duy trì tổng dƣ nợ trái phiếu trên thị trƣờng ở mức tƣơng đối ổn định so với nhu cầu thị trƣờng;

- Công bố rộng rãi kết quả đấu thầu và mua lại, mở rộng điều kiện đối với trái phiếu trong chƣơng trình mua lại của Chính phủ và thực hiện các chƣơng trình hoán đổi/mua lại nhƣ một công cụ quản lý nợ hiệu quả;

- Cam kết của Chính phủ về việc phát hành thƣờng xuyên, minh bạch và mang tính dự báo đƣợc. Các giải pháp này trực tiếp hƣớng đến thị trƣờng sơ cấp, tuy nhiên nó cũng cung cấp thanh khoản cho thị trƣờng thứ cấp bằng việc duy trì việc phát hành các mã trái phiếu chuẩn thanh khoản, có khối lƣợng lớn của một số

kỳ hạn nhất định.

- Giới thiệu chƣơng trình cho vay trái phiếu, cho phép Ngân hàng Trung ƣơng cho vay một tỷ lệ danh mục đầu tƣ trái phiếu Chính phủ mà Ngân hàng đang nắm giữ trong những thời điểm nhu cầu trái phiếu Chính phủ lên cao bởi giảm sự mất cân đối cung cầu ngắn hạn trong thị trƣờng thứ cấp.

Sau một thời gian áp dụng đồng loạt các biện pháp trên, tính thanh khoản trên thị trƣờng đã đƣợc cải thiện một cách đáng kể. Năm 2003, khối lƣợng giao dịch đã hồi phục về mức 4.500 tỷ đô la và đến năm 2015, tổng giá trị giao dịch TPCP Canada đạt khoảng 16.000 tỷ đô la.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)