Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ việt nam (Trang 39 - 41)

1.3. Kinh nghiệm nâng cao tính thanh khoản thị trƣờng TPCP của một số nƣớc trên

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Sự phát triển của thị trƣờng TPCP Thái Lan sau cuộc khủng khoảng tài chính của nƣớc này là một ví dụ điển hình cho các nƣớc Châu Á nghiên cứu trong quá trình xây dựng và phát triển thị trƣờng TPCP của mình. Trƣớc cuộc khủng khoảng năm 1997, Thái Lan chƣa có thị trƣờng TPCP do thiếu nguồn cung trái phiếu vì Chính phủ vẫn duy trì chính sách tài chính bảo thủ và dựa vào hệ thống ngân hàng thƣơng mại là chính. Sau năm 1997, thị trƣờng này đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc:

“Do thặng dƣ tài chính liên tục từ năm 1986 đến năm 1996, Chính phủ không có động lực phát hành thƣờng xuyên trái phiếu Chính phủ, dẫn đến nguồn cung hạn chế, quy mô thị trƣờng nhỏ và tính thanh khoản thấp (dƣ nợ thị trƣờng trái phiếu Chính phủ chỉ chiếm 7,5% GDP vào tháng 9/1997). Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á mà bắt nguồn từ Thái Lan làm các nhà chức trách nhận ra sự mất cân đối trong hệ thống tài chính và sự quan trọng của thị trƣờng trái phiếu Chính phủ thanh khoản và phát triển.”

Cũng giống nhƣ những thị trƣờng châu Á khác, thị trƣờng trái phiếu ở Thái Lan cũng gặp những trở ngại bởi những vấn đề về tổ chức nhƣ: quy mô thị trƣờng nhỏ hẹp, dẫn đến kết quả là tính thanh khoản kém, không hấp dẫn đối với các nhà phát hành cũng nhƣ các nhà đầu tƣ. Về phƣơng diện nguồn cung, thị trƣờng trái phiếu nhỏ hẹp làm hạn chế khả năng và hiệu quả giao dịch của trái phiếu. Về nhu cầu, số lƣợng các nhà đầu tƣ tham gia ít và nền tảng kiến thức không sâu rộng làm

cho thị trƣờng thiếu vắng các nhà tạo lập thị trƣờng. Thêm vào đó, sự thiếu vắng các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng trái phiếu đã gây nhiều trở ngại cho việc cạnh tranh và làm giảm đi tính thanh khoản của thị trƣờng.

Chính phủ Thái Lan đã tạo ra một bƣớc đi dài trong việc phát triển thị trƣờng trái phiếu nói chung và cải thiện tính thanh khoản của thị trƣờng từ năm 1998 bằng việc áp dụng một loạt các biện pháp nhƣ sau:

- Lịch phát hành trái phiếu trong năm đƣợc thông báo trƣớc và định kỳ đều đặn để giúp các nhà đầu tƣ có thể lập ra các kế hoạch đầu tƣ dài hạn. Điều này đã giúp cho Chính phủ vay tiền ở mức chi phí thấp đồng thời hạn chế các nhà đầu cơ nhờ những lần phát hành nhƣng không thông báo trƣớc.

- Xây dựng và phát triển một thị trƣờng phái sinh sôi động cho phép các nhà đầu tƣ có thể phòng vệ rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng, phát triển thị trƣờng mua bán lại và thị trƣờng tƣơng lai thanh khoản bởi vì khi các nhà đầu tƣ đã có công cụ để phòng vệ rủi ro thì họ sẵn sàng hơn để tham gia vào các giao dịch trái phiếu.”

-“Để tăng cƣờng hơn nữa các giao dịch trên thị trƣờng và để đảm bảo các tổ chức tài chính có đủ khả năng thanh toán trong các giao dịch hàng ngày, Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan đang từng bƣớc rút khỏi thị trƣờng mua lại, bên cạnh đó Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan đã giới thiệu một thị trƣờng mua lại song phƣơng chính thức mang tính tƣ nhân bằng việc chỉ định 10 tổ chức tài chính đóng vai trò là các chủ thể kinh doanh sơ cấp đối với các giao dịch mua lại song phƣơng và các nhà kinh doanh này sẽ là các đối tác trong các giao dịch song phƣơng với Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan.

- Cho phép giao dịch bán khống, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động vay chứng khoán ngắn hạn - khuyến khích các công ty bảo hiểm nắm giữ trái phiếu Chính phủ tham gia các hoạt động cho vay trái phiếu, đồng thời Ngân hàng Trung ƣơng cũng có các hoạt động cho vay trái phiếu – để cung cấp thanh khoản, hỗ trợ các chức năng tạo lập thị trƣờng.

- Mở rộng cơ sở nhà đầu tƣ từ đó sẽ hạn chế tác động của các cú sốc đến thị trƣờng. Tính không đồng nhất về nhu cầu giao dịch, các đánh giá rủi ro và khẩu vị

rủi ro của các nhà đầu tƣ sẽ bù trừ cho nhau, giúp phân tán tác động của các cú sốc. - Khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài và các công ty chứng khoán, giúp thị trƣờng năng động hơn và giảm chi phí giao dịch. - Phát hành một cách thƣờng xuyên và có hệ thống hơn trên thị trƣờng sơ cấp. Bên cạnh phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu của khối nhà đầu tƣ là công ty bảo hiểm (có nhu cầu mua là giữ đến khi đáo hạn, không giao dịch thƣờng xuyên trên thị trƣờng thứ cấp), tập trung tổng khối lƣợng phát hành vào một số trái phiếu cụ thể, tổ chức các đợt mua lại để triệt tiêu các mã trái phiếu kém thanh khoản trên thị trƣờng, sau đó tổ chức các đợt phát hành bổ sung để giữ nguyên quy mô thị trƣờng đồng thời tăng kích thƣớc mã đối với các kỳ hạn thị trƣờng ƣa chuộng.

Việc áp dụng các chính sách trên đã giúp thị trƣờng trái phiếu Chính phủ Thái Lan phát triển vƣợt bậc với dƣ nợ thị trƣờng trái phiếu Chính phủ tăng 3 lần từ năm 1997 đến năm 2000 lên mức 22,2% GDP, khối lƣợng giao dịch mua bán hẳn trên thị trƣờng thứ cấp tăng 3,5 lần trong 3 năm: từ 1.271,51 triệu Bath năm 1999 lên mức 4.393,35 triệu Bath vào năm 2002.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)