CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng nâng cao tính thanh khoản cho thị trƣờng trái phiếu Chính phủ Việt
phủ Việt Nam trong thời gian tới
4.1.1. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Định hƣớng phát triển thị trƣờng trái phiếu phải nằm trong định hƣớng chung về phát triển thị trƣờng tài chính và nó gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung. Hệ thống thị trƣờng tài chính phải chú trọng phát triển nguồn vốn trung và dài hạn, đa dạng hoá các công cụ của thị trƣờng tài chính đảm bảo khai thông luồng luân chuyển của các nguồn vốn đảm bảo vận hành an toàn, lành mạnh, hiệu quả thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng tiền tệ.
Thị trƣờng chứng khoán sẽ giúp cho Chính phủ và khu vực tƣ nhân có thể huy động vốn dài hạn một cách hiệu quả bên cạnh các kênh huy động vốn khác. Thị trƣờng trái phiếu bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp sẽ thu hút các nhà đầu tƣ và các tổ chức đầu tƣ muốn phòng hộ rủi ro. Vì vậy thị trƣờng trái phiếu phải gắn chặt và giữ vai trò quan trọng trong thị trƣờng chứng khoán, đặc biệt là trong giai đoạn mới thiết lập; Thị trƣờng trái phiếu cần phải phát triển tƣơng xứng với đòi hỏi của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý chặt chẽ cho riêng thị trƣờng trái phiếu từ khâu tƣ vấn, bảo lãnh phát hành, tham gia đấu thầu đến khâu phân phối, giao dịch trên thị trƣờng thứ cấp đặc biệt là phù hợp với các chính sách đầu tƣ quốc tế nhằm nâng cao vai trò của loại hàng hóa này trong thị trƣờng chứng khoán nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung. Góp phần vào công cuộc phát triển thị trƣờng tài chính của Việt Nam theo các chiến lƣợc phát triển dài hạn của Chính phủ.
Phát triển thị trƣờng trái phiếu một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống, và từng bƣớc tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế, ƣu tiên phát triển thị trƣờng trái phiếu chính phủ, làm nền tảng cho sự phát triển của thị trƣờng trái phiếu
nói chung và thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp nói riêng.
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho việc phát hành và giao dịch mặt hàng trái phiếu ở thị trƣờng giao dịch sơ cấp và thứ cấp. Nâng tỷ trọng vốn hóa của giao dịch trái phiếu trong tổng giá trị thị trƣờng chứng khoán khoảng 70% và tỷ trọng so với GDP của Việt Nam từ 40 – 50%, nâng mức dƣ nợ trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ chiếm khoảng từ 70 – 80% so với GDP.
4.1.2. Định hướng nâng cao tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/08/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt lộ trình phát triển thị trƣờng trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã đề ra những định hƣớng chính nhằm nâng cao tính thanh khoản của thị trƣờng làm kim chỉ nam hoạt động trong thời gian tới, bao gồm: - Thứ nhất, phát triển thị trƣờng sơ cấp thông qua việc xây dựng và công bố kế hoạch và lịch biểu phát hành trái phiếu Chính phủ, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm (bao gồm cả các sản phẩm phái sinh),... đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển thị trƣờng và nhu cầu của các nhà đầu tƣ.
- Thứ hai, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở nhà đầu tƣ bao gồm các quỹ đầu tƣ, doanh nghiệp bảo hiểm, nhà đầu tƣ cá nhân, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài,... và các tổ chức trung gian hỗ trợ bao gồm hệ thống đại lý cấp I, hệ thống tạo lập thị trƣờng trên cả thị trƣờng sơ cấp và thứ cấp, công ty xếp hạng tín nhiệm trong nƣớc nhằm tăng cƣờng tính minh bạch và công khai của thị trƣờng.
- Thứ ba, thực hiện các nghiệp vụ tái cấu trúc thị trƣờng bao gồm: phát hành bổ sung trái phiếu, hoán đổi trái phiếu, mua lại trái phiếu khi có nguồn mua lại theo quy định của pháp luật nhằm góp phần hình thành các mã trái phiếu chuẩn, tăng cƣờng tính thanh khoản trên thị trƣờng, ổn định thị trƣờng và quản lý phòng ngừa rủi ro danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.
- Thứ tƣ, tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô cần thiết cho sự phát triển thị trƣờng trái phiếu, hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối nhằm tạo các công cụ quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá, để khuyến khích nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
tham gia vào thị trƣờng trái phiếu Việt Nam.
- Thứ năm, hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm tăng cƣờng công khai minh bạch và hội nhập, kết nối với các thị trƣờng trái phiếu trong khu vực.
Những định hƣớng này đƣợc cụ thể hóa thành các mục tiêu sau:
- Tăng tỷ trọng dƣ nợ thị trƣờng trái phiếu/GDP lên khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030; trong đó dƣ nợ thị trƣờng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030.
- Phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành TPCP trong nƣớc giai đoạn 2017-2020 đạt 6-7 năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 7-8 năm.
- Tăng khối lƣợng giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng bình quân phiên lên mức 1% dƣ nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dƣ nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030.
- Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hƣu trí, quỹ đầu tƣ và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030.