3.1 .Tổng quan về Công ty phần mềm và truyền thông VASC
3.1.3 .Các sản phẩm, dịch vụ
3.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Phần mềm và
Truyền thông VASC
Năm 2012, tổng doanh thu toàn Công ty đạt 1.069,5 tỉ đồng, tăng 31% so với
năm 2011 và gấp hơn 4 lần so với doanh thu năm 2008 (thời điểm chia tách báo Vietnamnet) và gấp gần 16 lần so với doanh thu năm đầu thành lập. Các dịch vụ chủ đạo như MyTV, dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, dịch vụ MegaFun… tiếp tục phát triển ổn định. Năm 2012 cũng là năm ghi dấu việc lần đầu tiên VASC vượt mốc doanh thu 1.000 tỉ đồng.
Năm 2013, tổng doanh thu VASC đạt 1.127 tỷ đồng, bằng 110% kế hoạch
2013. Đặc biệt, đây cũng là năm đầu tiên chênh lệch thu chi của VASC vượt mức 100 tỷ, đạt 123 tỷ đồng, đạt 270% so với kế hoạch 2013 và tăng 170% so với thực hiện năm 2012. Công ty đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Tập đoàn giao.
Năm 2014, tổng doanh thu VASC đạt 1.242 tỷ đồng, bằng 110,2% so với kế
hoạch năm 2014 và tăng 6% so với thực hiện năm 2013. Chênh lệch thu chi đạt 160,1 tỷ đồng, vượt 11% so với kế hoạch năm 2014.
tạo dựng hình ảnh và vị thế của mình trong lĩnh vực CNTT - VT. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ GTGT trên mạng di động và internet. Hiện nay, Công ty VASC cũng là đơn vị chủ lực của VNPT tại 03 mảng dịch vụ chính là: nhóm dịch vụ truyền hình IPTV (MyTV); nhóm các dịch vụ GTGT và nội dung số trên các mạng di động; và nhóm dịch vụ giải trí trên mạng băng rộng.
MyTV hiện là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền giữ thị phần thứ 3 tại Việt Nam.
3.2.Khái quát chung về dịch vụ truyền hình qua giao thức IP và tình hình kinh doanh dịch vụ MyTV của Công ty VASC
3.2.1.Giới thiệu dịch vụ truyền hình qua giao thức IP và thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Dịch vụ truyền hình qua giao thức IP (IPTV):
IPTV là viết tắt của cụm từ Internet Protocol TV và được dịch ra là Truyền
hình Internet. Đây là công nghệ cho phép truyền tải các chương trình truyền hình
thông qua mạng Internet băng thông rộng. Thay vì nhận tín hiệu truyền hình theo kiểu truyền thống hoặc tín hiệu vệ tinh hoặc qua cáp, IPTV cho phép TV được kết nối trực tiếp vào đường mạng Internet của gia đình thu tín hiệu. Có thể thấy dịch vụ truyền hình đã được tích hợp trực tiếp với dịch vụ kết nối mạng Internet.
IPTV có 2 đặc điểm cơ bản là: dựa trên nền công nghệ Internet và phục vụ theo nhu cầu. Tính tương tác là ưu điểm của IPTV so với hệ thống truyền hình cáp (CATV) hiện nay, vì truyền hình CATV đều theo phương thức phân chia tần số, định trước thời gian và quảng bá đơn hướng (truyền từ một trung tâm đến các thuê bao). Mạng CATV hiện nay chủ yếu dùng cáp đồng trục hoặc lai ghép cáp đồng trục với cáp quang (HFC) đều phải chiếm dụng tài nguyên băng tần rất rộng. Hơn nữa kỹ thuật ghép nối modem cáp hiện nay đều sản sinh ra tạp âm. So với truyền hình số (DTV) thì IPTV có nhiều đổi mới về dạng tín hiệu cũng như phương thức truyền tải nội dung. Trong khi truyền hình số thông qua các menu đã định trước (thậm chí đã định trước hàng tuần, hoặc hàng tháng) để người dùng lựa chọn, thì
IPTV đề cao chất lượng phục vụ có tính tương tác và tính tức thời. Người sử dụng có thể tự do lựa chọn chương trình TV của mạng Internet băng rộng.
Về tính năng dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền IPTV như VNPT, FPT, Viettel, SCTV đang có nhiều lợi thế nhờ vào sử dụng công nghệ truyền tải trên mạng Internet. Trong đó tính năng xem lại các chương trình đã phát đang là tính năng tạo nên sự nổi trội cho dịch vụ IPTV.
Thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Truyền hình trả tiền ở Việt Nam đang được cung cấp theo 3 hình thức: Truyền hình cáp, Truyền hình số vệ tinh và truyền hình tương tác trên nền tảng Internet (IPTV).
THTT có sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ TH cáp (CATV), số mặt đất (DTT), số vệ tinh (DTH) và IPTV. Truyền hình cáp và truyền hình số mặt đất vẫn chiếm thị phần lớn nhất với 42% và 33% số thuê bao; IPTV chiếm 17% và truyền hình số vệ tinh chiếm 8%. Trong đó, truyền hình cáp gồm các hãng lớn là SCTV, VCTV, HTVC-TH Tp.HCM và các đài địa phương như HCaTV-TH Hà Nội, Sông thu TV-TH Đà Nẵng). Các nhà cung cấp truyền hình số mặt đất gồm VTV, AVG, HTVC và đài PT-TH Bình Dương. Các hãng cung cấp truyền hình số vệ tinh là VSTV (K+), VTC và AVG. Truyền hình IPTV hiện có VASC (MyTV), FPT (FPT One), SVTC và Viettel.
Hình 3.2: Thị phần THTT Việt Nam năm 2014 theo công nghệ truyền hình
(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường - Công ty VASC)
Truyền hình Việt Nam (VTV) gồm VTV cab (có 1 triệu thuê bao tại miền Bắc), SCTV (có 1,5 triệu thuê bao tại miền Nam), và K+ (có khoảng 400.000 thuê bao số vệ tinh) có tổng cộng gần ba triệu thuê bao, chiếm khoảng 70% thị phần THTT cả nước. AVG sau gần 2 năm hoạt động cũng đã phát triển được khoảng 600.000 thuê bao. Thị trường của HTVC và VTC đã bị thu hẹp chỉ còn khoảng 375.000 và 350.000 thuê bao. Thời gian tới, Viettel tham gia thị trường truyền hình cáp sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh trên thị trường THTT.
Hình 3.3. Thị phần THTT Việt Nam năm 2014 theo nhà cung cấp dịch vụ
(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường - Công ty VASC)
Như vậy, nếu so với khoảng 21 triệu hộ gia đình thì có thể thấy vẫn còn khoảng 15 triệu hộ gia đình chưa sử dụng các dịch vụ truyền hình trả tiền. Đây chính là đối tượng khách hàng “tiềm năng” cần khai thác. Con số về thị trường này cho thấy đây thực sự là một thị trường màu mỡ cho các nhà mạng.
Trên thực tế, các dịch vụ truyền hình trả tiền kể cả truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh đều đang tập trung chủ yếu ở các trung tâm tỉnh, thành phố và thị trường nông thôn gần như còn bỏ ngỏ.
Số lượng nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên cả nước là 59 trong đó chủ yếu vẫn là các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với 47 nhà mạng. Thống kê chi tiết được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thống kê các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam Phân loại Số lượng Chi tiết Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp 47 SCTV, VCTV, HTV,… Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất 5 VTV, VTC, AVG, Đài PT-TH Bình Dương, Đài TH Tp Hồ Chí Minh Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh 3 VSTV, VTC, AVG Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV 4 VNPT(VASC), FPT, Viettel, VTC
(Nguồn: Tổng hợp từ website của Bộ TT&TT)
Về thị phần thuê bao đối với dịch vụ truyền hình số vệ tinh, hiện VSTV đang chiếm 60%, VTC chiếm 20% còn AVG chiếm 20% (Hình 3.4). Trong khi đó dịch vụ truyền hình cáp với sự tham gia của 47 nhà cung cấp song hiện SCTVchiếm 34% thị phần, đứng sát sau là VTVCab 32%, VNPT 16%, khác… % (Hình 3.5)
Hình 3.4: Thị phần theo thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh
Hình 3.5: Thị phần theo thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp
(Nguồn: Bộ TT&TT) Thị phần thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ IPTV: Hiện nay có 4 nhà cung cấp dịch vụ IPTV hiện là VNPT (MyTV), Viettel (NextTV), FPT (OneTV) và SCTV với hơn 1 triệu thuê bao IPTV. Trong đó MyTV chiếm khoảng 86% thị phần truyền hình IPTV .
Những số liệu này cho thấy trong lĩnh vực truyền hình trả tiền thì SCTV đang là nhà mạng có thị phần lớn nhất. Trong khi các dịch vụ truyền hình số mặt đất, truyền hình vệ tinh và truyền hình IPTV chỉ có 4 nhà cung cấp thì truyền hình cáp đang có tới 47 nhà cung cấp tham gia.