Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Theo “Giáo trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu” (2012) của Đàm Quang Vinh các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gồm các yếu tố sau:

1.4.1 Các yếu tố vĩ mô

1.4.1.1 Các yếu tố chính trị pháp luật

Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh doanh. Chính sách của Chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi

không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà quản trị kinh doanh

Các yếu tố pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các Công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định mà Chính phủ tham gia vào tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế:

- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia.

- Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu (Công ước viên 1980, Incoterm 2010…).

- Các quy định luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục quy định về hàng xuất khẩu…)

- Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi. - Quy định về cạnh tranh độc quyền

- Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện hợp đồng.

Ngoài những vấn đề nói trên Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan… Các chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của nhà nước.

1.4.1.2 Các yếu tố tự nhiên và công nghệ

Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, do vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực có liên quan như vận tải, ngân hàng…

1.4.1.3 Các yếu tố xã hội

Hoạt động con người luôn tồn tại một điều kiện nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động con người. Các yếu tố xã hội tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, đặc biệt trong kí kết hợp đồng.

Nền văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, quyết định đến cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy yếu tố văn hoá là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hoá ở thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.

1.4.2 Các yếu tố vi mô

1.4.2.1 Tiềm lực tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ nhiều vốn là kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng trưởng của nguồn vốn để bảo toàn vốn kinh doanh.

1.4.2.2 Cơ chế tổ chức quản lý

Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Là bộ phận đầu nào của doanh nghiệp, là nơi xây dựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đề ra. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp, chỉ đạo giỏi của các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.

1.4.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: Thiết bị, máy móc, nhà xưởng… Nếu doanh nghiệp cho cở sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ thì khả năng năm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận lợi và hiệu quả.

1.4.2.4 Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp chính là niềm tin mà khách hàng dành cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàng nhiều khi họ mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn dựa trên chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp. Vì thế, uy tín của doanh nghiệp quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 33 - 36)