Đánh giá hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thép của Công ty

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 83)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

2.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thép của Công ty

2.4.1 Những kết quả đạt được

Mặc dù ngành kinh doanh thép những năm vừa qua có nhiều biến động, do đại dịch COVID-19, giá thép cũng như phế liệu thép biến động, tăng đột ngột từ cuối năm 2020 đến nay, làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thép nói chung và của các Công ty kinh doanh thương mại nói riêng. Tuy nhiên vẫn Công ty luôn duy trì được sản xuất và đạt được hiệu quả kinh doanh. Hàng năm Công ty xuất khẩu hàng ngàn tấn phôi thép và nhập khẩu hàng ngàn tấn phê liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ phôi thép ngày càng tăng ở trong lẫn ngoài nước. Góp phần đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Cụ thể doanh thu mà Công ty đạt được vào năm 2019 là 991 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là gần 417 tỷ. Năm 2020 tăng thêm tới 42% đạt 1.403 tỷ đồng, doanh thu từ xuất khẩu đạt 839 tỷ đồng. Đặc biệt vào năm 2021, sau một quý đầu năm Công ty CP Thép Đà Nẵng đã đạt được 24,6% mục tiêu vào về doanh thu. Tổng doanh thu của cả năm này là 1,754 tỷ

đồng tăng 25% so với năm 2020. Ngoài ra, lợi nhuận từ mức -48 tỷ vào năm 2019 thì đã dần tăng lên ở mức lãi 113 tỷ đồng vào năm 2021.

Qua đánh giá ở mục 2.3.3, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận vào các năm có xu hướng tăng và lớn hơn 1, điều này có nghĩa là hoạt động xuất khẩu của Công ty có hiệu quả.

Công ty CP Thép Đà Nẵng có sự đầu tư và áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả, giúp tạo môi trường làm việc thân thiện cho nhân viên. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, đáp ứng nhu cầu công việc. Có sự phối hợp, đoàn kết, nỗ lực và luôn hoàn thành tốt công việc của mình.

Về hình thức xuất khẩu thép, Công ty thường xuất khẩu theo hình thức trực tiếp thay vì thông qua một bên trung gian tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì lượng hàng xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu sẽ phụ thuộc vào giá cả thép của thị trường đó, nếu giá cao, Công ty sẽ ưu tiên xuất khẩu vào thị trường đó để thu được lợi nhuận. Do đó, việc chủ động trong việc xuất khẩu là điều quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, tối đa lợi nhuận của Công ty.

Về công tác quy trình xuất nhập khẩu, các quy trình được thực hiện thông suốt, thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng diễn ra nhanh chóng và đúng hạn. Trong nhập khẩu, vì nguyên vật liệu, vật tư, các thiết bị phục vụ sản xuất chủ yếu từ nhập khẩu, nên Công ty luôn có kế hoạch nhập hàng đều đặn, liên tục, sao cho vẫn kịp tiến độ cho sản xuất, mà vẫn không tồn đọng trong kho lâu. Trong xuất khẩu, Công ty luôn giữ uy tín giao hàng nhanh chóng, đúng hạn. Khiếu nại của khách hàng về dịch vụ không quá 1 lần/quý

Về phương thức thanh toán, Công ty đã áp dụng các phương thức thanh toán bảo đảm sự an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như mở thư tín dụng L/C, chuyển tiền…

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Những tồn tại

Một là, trong những năm gần đây, nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu thép của Công ty tăng mạnh lên hàng năm. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu thép của Công ty còn chiếm phần ít trong tổng doanh thu theo hàng năm, cụ thể chiếm 42%, 59%, 31%

qua ba năm từ 2019 đến 2021. Điều đó có nghĩa là quy mô xuất khẩu của Công ty chưa lớn.

Hai là, thị trường xuất nhập khẩu thép của Công ty chưa được mở rộng nhiều, chỉ mới dừng lại ở một số thị trường truyền thống có quan hệ đối tác lâu dài như Philippinies, Trung Quốc đối với xuất khẩu. Điều này có nghĩa là Công ty chưa tận dụng khai thác được nhiều thị trường mới. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu qua các tài liệu, qua các thông tin có sẵn. Hoạt động quảng cáo sản phẩm đến khách hàng qua các phương tiện truyền thông còn hạn chế nên khách hàng chưa biết nhiều đến công ty.

Ba là, sản phẩm xuất khẩu của Công ty còn hạn chế, chưa đa chủng loại. Chỉ chủ yếu xuất khẩu phôi thép mà Công ty sản xuất, và một số ít thép xây dựng đối lưu từ các đối tác.

Bốn là, đôi khi Công ty cũng gây ra những sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Như là quá trình làm thủ tục hải quan NK công ty vẫn mắc một số sai sót như: tra sai mã thuế và tính sai thuế, thiếu 1 số giấy tờ cần thiết, sai tên hàng,…

Quá trình nhận hàng công ty vẫn gặp phải những lỗi xảy ra như : không mang đầy đủ các loại chứng từ bao gồm phụ lục HĐ, lệnh giao nhận hàng ,tờ khai giá trị tính thuế sai, chứng từ bị sai bị trả lại, trước khi bên bán giao hàng đến công ty chưa kịp liên hệ ký HĐ với cơ quan ga cảng nên khi hàng đến cảng sẽ không được bốc dỡ giao nhận ngay, các thông số kỹ thuật tuy được cụ thể hóa ở phụ lục nhưng trong quá trình nhận hàng đôi khi nhân viên vẫn nhận một số hàng không đúng với thông số kỹ thuật quy định.

Năm là, Công ty chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF. Khi giao hàng giá FOB, Công ty sẽ bị thiếu chủ động trong việc giao hàng, bị lệ thuộc vào việc điều tàu do người nhập khẩu chỉ định. Khi nhập khẩu giá CIF, Công ty phải mua hàng với mức giá cao hơn thông thường (vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hoá.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan:

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại, Công ty cần có một lượng vốn rất lớn đặc biệt là vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nguốn vốn tự có hiện tại của Công ty chỉ đáp ứng được một

phần rất nhỏ so với tổng nhu cầu vốn kinh doanh, chỉ 216 tỷ đồng (2021). Trong khi đó nhu cầu vốn kinh doanh hàng năm là trên dưới 1 000 tỷ đồng/ năm. Công ty phải bổ sung bằng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Do đó tuy là một trong những doanh nghiệp thép lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên nhưng năng lực sản xuât của Công ty CP Thép Đà Nẵng chỉ khiêm tốn ở mức trên dưới 100.000 tấn/năm. Nên công ty chỉ đang đầu tư nhiều vào kinh doanh nội địa cho nên nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu còn hạn chế.

Do công ty chưa chú trọng đến công tác tìm hiểu nghiên cứu phát triển thị trường nước ngoài. Công tác xúc tiến thương mại chưa được chú trọng nhiều. Lí do là vì quy mô sản xuất không lớn, Công ty chỉ đang chú trọng vào cung cấp cho tiêu thụ phôi thép nội địa, nguồn hàng ổn định cho những đối tác trong nước. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào nghiên cứu thị trường như là thuê công ty nghiên cứu, tư vấn chuyên nghiệp để giúp Công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều đối tác mới hơn trên thế giới sẽ gây tốn kém nhiều, trong khi nguồn vốn tự có không đủ để chi trả.

Bên cạnh đó, mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ kinh doanh nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, song những người có kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế ở Công ty không nhiều, cũng như khả năng giải quyết rủi ra trong quá trình vận chuyển còn kém, thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tàu hoặc container. Ngoài ra, tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tàu (hoặc container), do đó Công ty chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, và bán hàng theo điều kiện CIF.

Nguyên nhân khách quan

Tác động của chiến tranh thương mại Trung Mỹ, khi mà hàng hoá Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư thừa và có thể tràn sang thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như Công ty CP Thép Đà Nẵng. Mặt khác, hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn, bởi Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng nội địa.

Ngoài ra việc các nước tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại, rào cản thuế quan cũng đã ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu trong nước

Tình hình thép thế giới và trong nước trong những năm qua biến động thất thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả các mặt hàng mà Công ty xuất nhập khẩu. Đặc biệt đại dịch COVID-19 diễn ra từ cuối năm 2020, làm cho giá thép và phế liệu thép tăng. Giải thích cho lý do này là bởi đại dịch COVID-19, buộc các thị trường

đóng cửa, gây ra sự mất cân bằng cung- cầu. Trong khi những thị trường khác phải đóng cửa thì những thị trường khác lại thừa sản lượng thép.

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều tiến hành phong toả, hạn chế việc đi lại, giao thương trong mỗi nước và các quốc gia khác, cũng là nguyên nhân khiến nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất có nguồn gốc nhập khẩu: giá cả tăng vọt, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu, thời gian giao hàng kéo dài, chi phí logistic tăng…

Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, có tiềm lực tài chính lớn có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong nước và quốc tế, có uy tín trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thép. Như là Công ty CP Thép Formosa Hà Tĩnh, Tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Công ty CP Thép Nam Kim….

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY CP THÉP ĐÀ NẴNG

3.1 Ma tr n SWOT v ho t đ ng xu t kh u Thép c a Công ty CP Thép Đà N ngậ ề ạ ộ ấ ẩ ủ ẵ

SWOT Cơ hội (Opportunities)

1. Nền kinh tế chính trị Việt Nam tương đối ổn định và phát triển.

2. Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, dở bỏ rào cản thương mại 3. Hành lang pháp lý của Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là trong thủ tục Hải quan và trong các thủ tục hành chính

Thách thức (Threats) 1. Công ty có thêm nhiều đối thử cạnh tranh vì có nhiều nhà máy thép ra đời ở khu vực miền Trung lẫn cả nước.

2. Sự biến động không ngừng của giá thép, trong khi nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thép chủ yếu phải nhập khẩu.

3. Ảnh hưởng mạnh mẽ khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID- 19 gây ra làm chậm đà phát triển của Công ty.

Điểm mạnh (Strengths)

1. Nằm trong khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lược đặc biệt, giao thông thuận lợi.

2. Môi trường làm việc thân thiện. Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao.

3. Máy móc thiết bị chuyên dùng đầu tư đủ,

Các chiến lược S – O

1. Phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh toàn cầu. 2. Cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín trong việc kinh doanh thực hiện hợp đồng từ đó khách hàng trung thành với Công ty nhiều hơn

Các chiến lược S – T

1. Chú trọng hơn công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.

2. Đưa ra chiến lược về nguồn nhân lực, cải tiến để nâng cao thu nhập, giữ chân người lao động.

kịp thời, công tác quản lý và điều hành ngày càng đi vào nề nếp, ổn định.

4. Chất lượng sản phẩm có độ ổn định cao, các đối tác vẫn tin tưởng.

5. Công ty có lịch sử hình thành lâu dài, mối làm ăn hợp tác khá bền vững. Được sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng nước ngoài.

Điểm yếu (Weaknesses)

1. Thị trường xuất khẩu còn hạn chế, chưa được mở rộng sang một số khu vực khác.

2. Vẫn còn phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu đầu vào và giá thép thành phẩm đầu ra trên thế giới. 3. Áp lực về nguồn vốn lưu động để mua nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất hàng FOB nhiều, Công ty phải đi vay ngân hàng thương mại nên chi phí lãi vay cao.

4. Bộ phận marketing, nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng, chưa được tổ chức một cách hệ

Các chiến lược W – O

1. Tìm kiếm thêm đối tác mới và mở rộng thị trường sang một số khu vực khác. 2. Chú trọng vào việc nghiên cứu thị trường. 3. Triển khai thêm bộ phận marketing để quảng bá hình ảnh của Công ty nhiều hơn.

4. Kiểm soát nguồn vốn.

Các chiến lược W – T

1. Chiến lược cắt giảm chi phí đầu vào nhằm thu lại lợi nhuận cao hơn.

thống.

3.2 Dự báo tình hình sản xuất và xuất khẩu thép của Việt Nam trong thời gian tới

Dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID - 19, năm 2021, ngành thép vẫn có bước tăng trưởng tốt. Do đó, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng những năm sắp tới sẽ là những năm triển vọng khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu xây dựng phục hồi mạnh trở lại sẽ khiến mức tiêu thị thép tiếp tục tăng mạnh hơn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 11 giảm so với tháng trước, tuy nhiên tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt mốc 10 tỷ USD, tăng tới 130,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường xuất khẩu trong 11 tháng qua, sắt thép các loại được các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN đạt 3,49 triệu tấn, giảm 8%; sang Trung Quốc đạt 2,6 triệu tấn, giảm 20,1%; sang EU đạt 1,71 triệu tấn, tăng gấp 7 lần; sang Hoa Kỳ đạt 916 nghìn tấn, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá, giá thép trong nước cũng bị tác động bởi giá thép thế giới. Giá thép thế giới có xu hướng tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng như Trung Quốc tăng cao và giá thép tại các nước Mỹ hay tại châu Âu tăng khá cao do sự thiếu hụt nguồn cung và do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid. Điều này khiến giá thép dự báo sẽ có xu hướng tăng trong năm tới.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nghị quyết 01/NQ-CP được ban hành ngày 09/01/2022 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 cùng các giải pháp duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm 2022

3.3 Phương hướng và mục tiêu Xuất khẩu của Công ty CP Thép Đà Nẵng tronggiai đoạn 2022 đến 2025 giai đoạn 2022 đến 2025

3.3.1 Phương hướng kinh doanh

Do thị trường thép hiện nay có nhiều biến động, Công ty sẽ căn cứ vào biến động thực tế của thị trường thép trong nước và thế giới để có những kế hoạch ngắn hạn cụ thể. Về giá, Công ty sẽ theo dõi giá phôi thép thế giới, theo dõi tỷ giá ngoại tệ, theo dõi giá cước vận chuyển xuất nhập khẩu, rồi so sánh với giá thép hiện hành trên thế giới, từ đó sẽ ưu tiên thị trường mà giúp đem lại lợi nhuận cho Công ty để bán sản phẩm ra.

Tuy nhiên Công ty cũng chủ động trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 83)