Tình hình sản xuất và chính sách xuất khẩu thép của Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

2.1 Tình hình sản xuất và chính sách xuất khẩu thép của Việt Nam

2.1.1 Tình hình sản xuất thép của Việt Nam

Tổng giá trị- sản lượng

Từ năm cuối 2019 khi đại dịch COVID 19 bùng phát khiến cho nhu cầu về xây dựng giảm sút khiến cho tiêu thụ thép trong nước gặp nhiều khó khăn. Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), để giải quyết những khó khăn vướng mắc trên, các doanh nghiệp trong ngành đã phải tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu.

Do đó, sản lượng tiêu thụ có mức tăng chủ yếu nhờ vào sản lượng xuất khẩu thép của các doanh nghiệp tăng. Cụ thể đến năm 2021, tuy còn đối diện với nhiều thách thức, ngành thép vẫn có bước tăng trưởng tốt, hơn 16% so với năm trước. Theo báo cáo của VSA, sản xuất thép thô cả năm ước đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2020. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và tiêu thụ thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% so với năm trước.

Các nhà máy sản xuất thép và công suất sản xuất

Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành thép, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay có khoảng 10 nhà máy thép lớn tại Việt Nam và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu. Công ty cổ phần thép Formosa Hà Tĩnh, công suất 7,1 triệu tấn thép thô mỗi năm (2020); Tập đoàn Hòa Phát công suất hơn 8 triệu tấn thép các loại. Công ty TNHH Thép Miền Nam, nhà máy luyện công suất 550.000 tấn/năm, nhà máy cán công suất 450.000 tấn/năm.

Với tình hình tiêu thụ sản phẩm thép trong nước tiếp tục gặp khó khăn trong đại dịch COVID 19, ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội mà việc vận chuyển, xây dựng bị dừng lại. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành cũng đang hướng đến xuất khẩu để đảm bảo công suất sản xuất.

Về chủng loại sản xuất

Ngành thép trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về công suất, sản lượng cũng như chủng loại thép. Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng. Một số sản phẩm xuất khẩu cao như: tôn mạ,

ống thép, thép cuộn cán nguội. Với mặt hàng thép cán nguội, sản lượng sản xuất - tiêu thụ thép cuộn cán nguội vẫn đạt kết quả tích cực, cụ thể: Sản xuất cuộn cán nguội đạt hơn 5,17 triệu tấn, tăng 16,5% so với cùng kỳ 2020; tiêu thụ cuộn cán nguội đạt gần 2,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ 2020; trong đó xuất khẩu đạt 642.899 tấn, tăng 42,1% so với cùng kỳ 2020.

Sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của các thành viên VSA đạt hơn 5,95 triệu tấn, tăng 34,3% so với cùng kỳ 2020; tiêu thụ đạt hơn 5,3 triệu tấn, tăng 36,4% so với mức cùng kỳ 2020; trong đó xuất khẩu đạt 3.370.482 tấn, tăng 2,08 lần so với cùng kỳ năm trước. VSA nhận định, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu là một trong những ngành hàng duy trì được lượng xuất khẩu khá tốt, dẫn đến tổng lượng tiêu thụ tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2020.

Tuy nhiên, các chủng loại thép khác như: thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội…, có nhu cầu lớn (trên 9 triệu tấn/năm) trong nước lại chưa sản xuất được, hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Bởi lẽ các sản phẩm thép đặc chủng đòi hỏi công nghệ phức tạp, đầu tư rất lớn, chủng loại nhiều nhưng dung lượng thị trường lại nhỏ, dẫn tới hiệu quả sản xuất kém.

Về nhu cầu trong nước

Năm 2021, cả nước sản xuất 23,0108 triệu tấn thép thô, trong đó tiêu thụ đạt 23,064 triệu tấn, tăng 17% so với cũng kỳ năm 2020. Về thép xây dựng tiêu thụ giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính riêng lượng tiêu thụ trong nước năm 2021 thì giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân là nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm khi nhiều tỉnh thành phố trong cả nước khi các công trình giãn tiến độ do tốc độ giải ngân nguồn vốn chậm, diễn biến dịch phức tạp. Dịch COVID-19 kéo dãi cũng khiến nhiều công trình công và công trình dân dụng bị tạm thời hoãn lại.

Về nhu cầu nhập khẩu

Hiện nay nhu cầu nhập khẩu phế liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất thép là tương đối lớn. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nhập khẩu phế liệu sắt năm 2020 của Việt Nam tăng 11% so với năm trước lên gần 6,3 triệu tấn.

Nhu cầu phế liệu cao hơn của Việt Nam là do công suất sản xuất thép của Việt Nam tăng lên nhờ kiểm soát được sự lây lan của COVID-19 khiến nhu cầu thép tăng.

Ngoài ra, khi nhu cầu mua thép từ Trung Quốc giảm vào cuối năm 2020, nhu cầu thép trong nước Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác lại tăng nhanh. Việc bán hàng suôn sẻ và triển vọng tích cực đã khuyến khích các nhà máy Việt Nam tiếp tục nhập khẩu phế liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Về nhu cầu xuất khẩu

Trong khi tiêu thụ trong nước giảm thì xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 lại tăng mạnh, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể đạt hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7 tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới.

Các yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu như chính sách môi trường, điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc và biến động giá quặng, than Coke và phế vừa qua đã ảnh hưởng đến thị trường thép Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam.

2.1.2 Chính sách xuất khẩu thép của Việt Nam

Mã HS của sắt thép

Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03). có mã HS là 7206

Dạng thỏi đúc có mã HS là 720610

Sắt thép có hàm lượng carbon trên 0.6% tính theo trọng lượng có mã HS là 72061010

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm. Có mã HS là 7207 Sắt thép có được xuất khẩu không

Theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì sắt thép không thuộc vào danh mục bị cấm xuất khẩu.

Một số nguyên liệu bị cấm nhập khẩu ở một số quốc gia dựa trên chính sách ngoại thương của họ đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy, nhà xuất khẩu có thể kiểm tra chéo các yêu cầu nhập khẩu sản phẩm của họ trước khi đặt hàng.

Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%. Thuế xuất khẩu: thép không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Do đó, khi xuất khẩu thép người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu

Thủ tục hải quan xuất khẩu sắt thép “Điều 114. Các trường hợp hoàn thuế

Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và được xác định cụ thể như sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai nguồn: nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu, vật tư tương ứng được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc trong nước theo mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó…”

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư hợp nhất số 03/VBHN-BCT quy định về hồ sơ xuất khẩu khoáng sản phôi thép bao gồm các thành phần hồ sơ sau:

Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm nêu tại Điểm 1 trên đâu (bản chính).

Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu theo quy định) nộp cho cơ quan Hải quan, gồm có:

Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu quy định tại khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này.

Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu.

Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại theo quy định tại khoản 2 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này đối với trường hợp mua khoáng sản phát mại.

Chứng từ mua khoáng sản để chế biến (Hợp đồng mua khoáng sản, Hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát

mại của Bên bán; Bản mô tả quy trình chế biến, tỷ lệ sản phẩm thu hồi sau chế biến đối với trường hợp mua khoáng sản để chế biến.

Chứng từ mua khoáng sản (Hợp đồng mua khoáng sản, Hóa đơn giá trị gia tăng) kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán đối với trường hợp kinh doanh thương mại.

Văn bản chấp thuận xuất khẩu (nếu có) quy định tại Điều 6 và khoản 3 Điều 4 (sửa đổi) theo Thông tư này (xuất trình bản chính và nộp bản sao).

Báo cáo xuất khẩu khoáng sản (bản sao) của doanh nghiệp kỳ trước đã gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 7 (sửa đổi) theo Thông tư này, trừ doanh nghiệp mới thực hiện xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

Các chứng từ khác về xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.1.3 Tình hình xuất khẩu Thép của Việt Nam trong những năm gần đây

Trong khi tiêu thụ trong nước có chiều hướng ảm đạm trong năm 2021 thì xuất khẩu lại tăng trưởng ấn tượng.

Theo số liệu từ VSA, trong năm 2021 Việt Nam xuất khẩu thép đạt khoảng 14 triệu tấn với trị giá đạt tới 12,7 tỷ USD, tăng 43% về lượng và tăng gần 2,5 lần về giá trị so với năm 2020. Sản phẩm thép của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới.

Riêng tháng 12, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 940.000 tấn, giảm 23% so với tháng trước và 9% so với cùng kỳ năm 2020. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 21% so với tháng 11/2021 nhưng tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020.

Top 5 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2020 là ASEAN (42,6%), Trung Quốc (36,53%), EU (2,88%), Đài Loan (2,86%) và Mỹ (1,87%) thì năm 2021 cũng có sự thay đổi như ASEAN vẫn là thị trường truyền thống (28,64%), Trung Quốc (21,32%), EU (12,56%), Mỹ (7,51%) và Đài Loan (5,05%).

Biểu đồ 2.1: Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Namtừ 2019- 2021 (Nguồn: VITIC, Tổng cục Hải quan) từ 2019- 2021 (Nguồn: VITIC, Tổng cục Hải quan)

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w