Nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 55 - 65)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

2.2 Tổng quan về Công ty CP Thép Đà Nẵng

2.2.5.3 Nguồn lực tài chính

BẢNG 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2019-2021

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2019 2020 2019 Chênh lệch 2019/2020 Chênh lệch 2020/2021

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 434.947 73,37% 341.501 70,66% 532.794 81,69% -93.446 -21,48% 191.293 56,02% I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 6.100 1,03% 85.388 17,67% 63.953 9,81% 79.288 1299,80% -21.435 -25,10%

1. Tiền 6.100 1,03% 85.388 17,67% 63.953 9,81% 79.288 1299,80% -21.435 -25,10%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 17.345 2,93% 26.410 5,46% 36.727 5,63% 9.065 52,26% 10.317 39,06%

1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 17.345 2,93% 26.410 5,46% 36.727 5,63% 9.065 52,26% 10.317 39,06%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 75.247 12,69% 119.983 24,82% 7.598 1,16% 44.736 59,45% -112.385 -93,67%

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 12.342 2,08% 84.375 17,46% 350 0,05% 72.033 583,64% -84.025 -99,59% 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 6.081 1,03% 7.987 1,65% 7.040 1,08% 1.906 31,34% -947 -11,86% 3. Phải thu ngắn hạn khác 11.861 2,00% 27.656 5,72% 908 0,14% 15.795 133,17% -26.748 -96,72% 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

(*) -36 -0,01% -36 -0,01% -699 -0,11% 0 0,00% -663 1841,67%

IV. Hàng tồn kho 315.962 53,30% 98.749 20,43% 380.860 58,40% -217.213 -68,75% 282.111 285,68%

1. Hàng tồn kho 315.962 53,30% 98.749 20,43% 394.459 60,48% -217.213 -68,75% 295.710 299,46% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 0,00% 0 0,00% -13.599 -2,09% 0 - -13.599 -

V. Tài sản ngắn hạn khác 20.293 3,42% 10.971 2,27% 43.655 6,69% -9.322 -45,94% 32.684 297,91%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.815 0,31% 636 0,13% 2.988 0,46% -1.179 -64,96% 2.352 369,81% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 18.478 3,12% 10.327 2,14% 40.677 6,24% -8.151 -44,11% 30.350 293,89% 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 157.828 26,63% 141.826 29,34% 119.405 18,31% -16.002 -10,14% -22.421 -15,81%

I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - - -

II. Tài sản cố định 115.215 19,44% 100.195 20,73% 88.756 13,61% -15.020 -13,04% -11.439 -11,42%

1. Tài sản cố định hữu hình 113.158 19,09% 98.851 20,45% 88.120 13,51% -14.307 -12,64% -10.731 -10,86% - Nguyên giá 277.235 46,77% 279.792 57,89% 287.638 44,10% 2.557 0,92% 7.846 2,80% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -164.077 -27,68% -180.941 -37,44% -199.518 -30,59% -16,864 10,28% -18.577 10,27% 2. Tài sản cố định thuê tài chính 578 0,10% 289 0,06% 0 0,00% -289 -50,00% -289 -100,00% - Nguyên giá 1.866 0,31% 1.866 0,39% 0 0,00% 0 0,00% -1.866 -100,00% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -1.288 -0,22% -1.577 -0,33% 0 0,00% -289 22,44% 1.577 -100,00% 3. Tài sản cố định vô hình 1.479 0,25% 1.055 0,22% 636 0,10% -424 -28,67% -419 -39,72% - Nguyên giá 2.125 0,36% 2.125 0,44% 2.125 0,33% 0 0,00% 0 0,00% - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -646 -0,11% -1.071 -0,22% -1.490 -0,23% -425 65,79% -419 39,12%

III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - -

IV. Tài sản dở dang dài hạn 17.121 2,89% 17.121 3,54% 69 0,01% 0 0,00% -17.052 -99,60%

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 17.121 2,89% 17.121 3,54% 69 0,01% 0 0,00% -17.052 -99,60%

V. Đầu tư tài chính dài hạn 12.937 2,18% 12.953 2,68% 19.451 2,98% 16 0,12% 6.498 50,17%

3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 35.387 5,97% 35.378 7,32% 35.379 5,42% -9 -0,03% 1 0,00% 4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) -22.441 -3,79% -22.426 -4,64% -15.928 -2,44% 15 -0,07% 6.498 -28,98%

VI. Tài sản dài hạn khác 12.544 2,12% 11.557 2,39% 11.129 1,71% -987 -7,87% -428 -3,70%

1. Chi phí trả trước dài hạn 12.544 2,12% 11.557 2,39% 11.129 1,71% -987 -7,87% -428 -3,70%

Nhận xét về biến động tài sản

Qua bảng biến động tài sản trên ta có thể nhận thấy: Tổng tài sản năm 2020 là 483.327 triệu đồng, giảm 109.448 triệu đồng so với năm trước là năm 2019, tỷ lệ giảm tương ứng là 18,46%. Đến năm 2021 tổng tài sản tăng lên thành 652.199 triệu đồng, tăng 168.872 triệu đồng so với năm 2020, tỷ lệ tương ứng mức tăng là 34,94%. Với những số liệu trên thì tổng tài sản từ năm 2019 đến năm 2021 có sự thay đổi rõ rệt.

Tổng tài sản ngắn hạn năm 2020 chiếm tỷ trọng 70,66% trong tổng tài sản giảm khá lớn so với năm 2019 thì giảm 93.446 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 21,48% nhưng đến năm 2021 thì tăng lên 532.794 triệu đồng với mức tăng là 191.293 triệu đồng với tỷ lệ là 56,02%. Có sự thay đổi này là do thứ nhất tiền và các khoản tương đương tiền vào năm 2019 chỉ là 6.100 triệu đồng nhưng đến năm 2020 khoản này tăng lên 85.388 triệu đồng với mức tăng là 79.288 triệu đồng. Đến năm 2021 thì tiền và các khoản tương đương tiền giảm xuống còn 63.953 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 21,435%.

Tiếp đến và cũng là nguyên nhân chính khiến cho tài sản ngắn hạn giảm nhiều vào năm 2020 và tăng mạnh vào năm 2021 là do sự thay đổi của hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn từ năm 2019 đến năm 2021. Cụ thể, hàng tồn kho năm 2020 chiếm tỷ trọng 20,43% tổng tài sản, so với năm 2019 thì lượng hàng tồn kho giảm 217.213 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 68,75% nhưng đến năm 2021 thì lượng hàng tồn kho tăng mạnh từ 98.749 triệu đồng lên thành 380.860 triệu đồng, tăng 282.111 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 285,68%. Đáng chú ý là thành phẩm vào đầu năm 2021 là 208,011 triệu đồng và đến cuối kì 2021 tăng lên 284.721 triệu đồng (báo cáo thường niên năm 2021) tương ứng với mức tăng là 76,71 triệu đồng, lí do cho sự tăng này là từ cuối năm 2019 đến năm 2020 thì thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 nên công ty không trữ một lượng lớn hàng tồn kho giống như đầu năm 2019 nữa mà thay vào đó chỉ trữ một lượng hàng tồn kho vừa đủ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đầu năm 2021 đến cuối năm 2021 thì tình hình kinh doanh thép trên toàn thế giới tăng mạnh (nhu cầu thép tăng vì đã dần kiểm soát được COVID-19). Bên cạnh đó cũng còn một lí do là công ty đang có xu hướng dồn tiền vào hàng tồn kho để hi vọng nếu giá thép tăng cao thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhờ biến động thị trường. Do đó lượng hàng tồn kho năm 2021 tăng mạnh.

Tiếp đến, các khoản phải thu ngắn hạn năm 2019 chiếm tỷ trọng 12,69% so với tổng tài sản, năm 2020 là 24,82% và năm 2021 là 1,16%. Ta có thể nhận thấy sự chênh lệch lớn từ năm 2019 đến năm 2020. So với năm 2019 thì các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44.736 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 59,45%, các khoản phải thu năm 2020 lên đến 119.983 triệu đồng có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều. Tuy nhiên, vào năm 2021 thì các khoản phải thu chỉ còn 7.598 triệu đồng, giảm 93,67% so với năm 2020 và công ty đã thu hồi nợ được 112.385 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty đã có những kế hoạch từ trước và thực hiện thu hồi nợ cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra, đầu tư tài chính ngắn hạn từ năm 2019 đến năm 2021 tăng từ 17.345 triệu đồng năm 2019 và 36.727 triệu đồng năm 2020. Tài sản ngắn hạn khác vào năm 2020 là 10.971 triệu đồng với tỷ trọng 2,27% giảm so với năm 2019, mức giảm là 9.322 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 45,94%. Năm 2021, giá trị tài sản ngắn hạn khác tăng 32.684 triệu đồng so với năm 2020.

Tổng giá trị tài sản dài hạn năm 2020 là 141.286 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,34% tổng tài sản, so với năm 2019 thì tài sản dài hạn giảm 16.002 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 10,14%. Tài sản dài hạn năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 119.405 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 15,81%. Trong đó, tài sản cố định từ năm 2019 là 115.215 triệu đồng và đến năm 2020 con số này giảm còn 100.195 triệu đồng, năm 2021 là 88.756 triệu đồng. So với năm 2020 thì tài sản cố định năm 2021 giảm 11,42%. Tiếp đến, tài sản dở dang dài hạn năm 2019 và 2020 là như nhau, đến năm 2021 thì giảm còn 69 triệu đồng, giảm 17.052 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 99,60%. Nguyên nhân chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng đã gần như hoàn thành xong. Đầu tư tài chính dài hạn năm 2021 là 19.451 triệu đồng, tăng 6.498 triệu đồng so với năm 2020 và có tỷ trọng là 2,98% so với tổng tài sản. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty bao gồm đầu tư vào Công ty Cổ phần Thép Nhà Bè, Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa và Công ty Cổ phần Thép tấm Miền Nam. Công ty đã thực hiện thế chấp 542.250 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thép Biên Hòa và 45.717 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thép Nhà Bè để đảm bảo cho các khoản vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Công ty đã thế chấp 542.379 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thép Biên Hoà và 35.167 cổ phiếu của Công

ty Cổ phần Thép Nhà Bè để đảm bảo cho các khoản vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đà Nẵng. Tài sản dài hạn khác thì sự chênh lệch không đáng kể từ năm 2019 đến năm 2021.

Tóm lại, từ những phân tích trên về cơ cấu và tình hình biến động tài sản của Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng thì phân bổ tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 82% tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm khoảng 18% tổng tài sản là hợp lý. Trong tương lai, công tư nên đẩy mạnh đầu tư dài hạn để có thêm khoản thu.

BẢNG 2.3: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2019-2021 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch 2019/2020 Chênh lệch 2020/2021 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

C - NỢ PHẢI TRẢ 414.071 69,85% 299.194 61,90% 368.088 56,44% -114.877 -27,74% 68.894 23,03%

I. Nợ ngắn hạn 403.020 67,99% 290.587 60,12% 363.088 55,67% -112.433 -27,90% 72.501 24,95%

1. Phải trả người bán ngắn hạn 88.046 14,85% 174.118 36,02% 33.739 5,17% 86.072 97,76% -140.379 -80,62% 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 27 0,00% 497 0,10% 14.320 2,20% 470 1740,74% 13.823 2781,29% 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 60 0,01% 65 0,01% 2.837 0,43% 5 8,33% 2.772 4264,62%

4. Phải trả người lao động 3.439 0,58% 4.250 0,88% 1.074 0,16% 811 23,58% -3.176 -74,73% 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 10.320 1,74% 14.616 3,02% 18.920 2,90% 4.296 41,63% 4.304 29,45% 6. Phải trả ngắn hạn khác 2.128 0,36% 1.842 0,38% 3.932 0,60% -286 -13,44% 2.090 113,46% 7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 297.543 50,19% 94.556 19,56% 288.684 44,26% -202.987 -68,22% 194.128 205,30% 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.458

0,25% 643 0,13% 285.000 43,70% -815 -55,90% 284.357

44223,48 %

II. Nợ dài hạn 11.050 1,86% 8.606 1,78% 4.296 0,66% -2.444 -22,12% -4.310 -50,08%

7. Phải trả dài hạn khác 20 0,00% 20 0,00% 20 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 11.030 1,86% 8.586 1,78% 4.276 0,66% -2.444 -22,16% -4.310 -50,20%

D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 178.704 30,15% 184.133 38,10% 284.111 43,56% 5.429 3,04% 99.978 54,30%

I. Vốn chủ sở hữu 178.704 30,15% 184.133 38,10% 284.111 43,56% 5.429 3,04% 99.978 54,30%

1. Vốn góp của chủ sở hữu 216.000 36,44% 216.000 44,69% 216.000 33,12% 0 0,00% 0 0,00% - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu

quyết 216.000 36,44% 216.000 44,69% 216.000 33,12% 0 0,00% 0 0,00%

10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 641 0,11% 641 0,13% 641 0,10% 0 0,00% 0 0,00% 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối -45.187 -7,62% -39.758 -8,23% 60.220 9,23% 5.429 -12,01% 99.978 -251,47%

- LNST chưa phân phối lũy kế đến

cuối kỳ trước 811 0,14% -45.187 -9,35% -39.758 -6,10% -45.998 -5671,76% 5.429 -12,01% LNST chưa phân phối năm nay -45.998 -7,76% 5.429 1,12% 99.978 15,33% 51.427 -111,80% 94.549 1741,55%

Nhận xét về nguồn vốn và biến động nguồn vốn:

Từ những số liệu ở bảng cơ cấu nguồn vốn thì ta có thể thấy được tổng nguồn vốn vào năm 2020 là 483.327 triệu đồng giảm 109.448 triệu đồng so với năm 2019 tương đương với mức giảm là 18,46%. Đến năm 2021 thì tổng nguồn vốn tăng lên 652.199 triệu đồng, tăng 168.872 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,94%. Tổng nguồn vốn từ giai đoạn năm 2019 đến năm 2021 có sự biến động rõ rệt. Từ năm 2019 đến năm 2020 thì công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 nhưng trong giai đoạn năm 2020 đến năm 2021 thì công ty đã có những biện pháp kịp thời và tăng trưởng trong giai đoạn này. Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty và để hiểu rõ hơn về tình hình biến động nguồn vốn của công ty ta thực hiện các phân tích cụ thể:

Đầu tiên là tổng nợ phải trả năm 2019 là 414.071 chiếm tỷ trọng 69,85% trong tổng nguồn vốn, giá trị này vào năm 2020 là 229.194 giảm 114.877 triệu đồng so với năm ngoài và đến 2021 thì tăng lên 368.088 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23,03%. Nhìn chung thì có sự chênh lệch nhiều trong cơ cấu nợ phải trả của công ty trong giai đoạn năm 2019 đến năm 2021, nguyên nhân là do:

Thứ nhất, nợ ngắn hạn năm 2020 là 290.587 triệu đồng giảm 27,90% tương đương với mức giảm là 112.433 triệu đồng. Đến năm 2021 tăng lên 363.088 triệu đồng. Các khoản phải trả người bán ngắn hạn vào năm 2020 chiếm tỷ trọng 36,02% trong tổng nguồn vốn với giá trị là 174.118 triệu đồng nhưng đến năm 2021 thì công ty đã giảm số tiền phải trả ngắn hạn này xuống 33.739 triệu đồng với mức tỷ trọng là 5,17% trong tổng nguồn vốn.

Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn vào năm 2019 là 27 triệu đồng, đến năm 2020 khoản này tăng lên 497 triệu đồng, năm 2021 là 14.320 triệu đồng. Khoản này tăng mạnh vào năm 2020 và 2021 có nghĩa là công ty đã nhận trước số tiền số hàng hóa mà mình sẽ cung cấp cho khách hàng trong tương lai và đây là điều tốt cho công ty. Các khoản khác như phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác trong 3 năm 2019 đến năm 2021 không có sự chênh lệch nhiều lắm và không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình biến động về chỉ tiêu nợ phải trả.

Nguyên nhân cho sự tăng giảm nợ ngắn hạn giảm trong giai đoạn năm 2019 đến năm 2020 và tăng lại vào năm 2021 là do sự thay đổi của vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Cụ thể thì vào năm 2019, vay và nợ thuê tài chính là 297.543 triệu đồng

chiếm hơn 50% tỷ trọng của tổng nguồn vốn, đến năm 2020 thì chỉ còn giá trị là 94.556 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19.56% của tổng nguồn vốn, năm 2021 thì tỷ trọng của khoản này tăng lên 44,26%. Mức giảm của năm 2020 so với năm 2019 là 202.987 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 68,22%. Nguyên nhân của việc giảm này là do các khoản phải vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là các khoản mà công ty vay tại

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP ở CÔNG TY cổ PHẦN THÉP đà NẴNG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 55 - 65)