Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản củaCông ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện (Trang 52 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản củaCông ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng

3.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản củaCông ty

3.2.3.1 Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản

Biểu đồ 3.2 Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: BCTC năm 2012-2014 công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hƣớng giảm, có dấu hiệu hồi phục dần. Năm 2013 hiệu suất giảm so với năm 2012 là 0,18 vòng. Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,14 vòng. Năm 2012 cứ một đồng tài sản tạo ra 1,1 đồng doanh thu, năm 2013 cứ một đồng tài sản tạo ra 0,92 đồng doanh thu, năm 2014 một đồng tài sản tạo ra 1,06 đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản bình quân giai đoạn 2012-2014 là 1,03 vòng/năm.

So sánh Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản của Công ty với chỉ tiêu trung bình ngành:

Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản bình quân của ngành xây dựng là 0,7 vòng. Nhƣ vậy nếu so sánh với hiệu suất sử dụng tài sản trung bình ngành xây dựng, hiệu suất sử dụng Tổng tài sản của Công ty Cổ phần xây dựng điện đang cao hơn mức trung bình ngành.

- Sức sinh lợi Tổng tài sản (ROA)

Bảng 3.3: Sức sinh lợi Tổng tài sản giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân giai đoạn

1.Lợi nhuận sau thuế Trđ 932 652 1.022 869

2.Tổng TS bình quân Trđ 22.839 21.265 24.507 22.871

3.ROA (4=1/2) Lần 0,041 0,031 0,042 0,038

(Nguồn: BCTC năm 2012-2014 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện)

Số liệu bảng trên cho thấy, sức sinh lợi trên Tổng tài sản giai đoạn 2012 – 2014 biến động không đều, năm 2013 ROA thấp hơn năm 2012 và 2014. Theo đó, cứ một đồng tài sản bình quân sử dụng năm 2012 tạo ra 0,041 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này lần lƣợt của năm 2013 là 0,031 đồng, của năm 2014 là 0,042 đồng lợi nhuận sau thuế. Tính chung cả giai đoạn 2012-2014 ROA đạt 3,8%.

ROA trung bình của ngành xây dựng là 2,67% (<3,8%), nhƣ vậy nếu so sánh với số liệu bình quân của ngành thì ROA công ty nằm trên ngƣỡng trung bình của ngành.

- Phân tích ROA sử dụng phƣơng pháp Dupont

Bảng 3.4 Phân tích ROA sử dụng phƣơng pháp Dupont qua các năm Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 LNST/ Doanh thu thuần

0,037 0,033 0,039

2 Doanh thu thuần/Tài sản bình quân

1,10 0,92 1,06

3 ROA (3=1x2) 0,041 0,031 0,042

Nhìn vào bảng số liệu 3.4 ta thấy ROA biến động qua các năm. Sự biến động của ROA chịu sự tác động của hai nhân tố lợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tài sản. ROA năm 2013 giảm so với năm 2012 là 1% do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,4% và số vòng quay tài sản giảm 0,18 vòng. ROA năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,1 % do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0,6% và số vòng quay tài sản tăng 0,14 vòng.

Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,7% nghĩa là 100 đồng doanh thu sẽ tạo đƣợc 3,7 đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,3% nghĩa là 100 đồng doanh thu sẽ tạo đƣợc 3,3 đồng lợi nhuận, so với năm 2012 giảm 0,4%. Năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3,9% nghĩa là 100 đồng doanh thu sẽ tạo đƣợc 3,9 đồng lợi nhuận, tăng 0,6% so với năm 2013. Điều này cho thấy năm 2014 kiểm soát chi phí tốt hơn so với năm 2013 và năm 2012. Giá vốn hàng bán năm 2012 là 22.784 triệu đồng chiếm 90,6% trên doanh thu, năm 2013 là 17.747 triệu đồng chiếm 91,1% trên doanh thu, năm 2014 là 23.423 triệu đồng chiếm 90,4% trên doanh thu. Chiếm tỷ trọng cao trong giá thành là các khoản mục nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công. Năm 2012 và 2013 chi phí vật tƣ không đƣợc kiểm soát tốt, vật tƣ bị thất thoát nhiều, lãng phí trong thi công. Năm 2014 chi phí vật tƣ đã đƣợc kiểm soát theo quy trình với sự giám sát chặt chẽ hơn. Chính việc kiểm soát đã làm giảm thất thoát vật tƣ do đó tăng lợi nhuận cho công ty. Năm 2014 không chỉ kiểm soát vật tƣ sử dụng mà đối với chi phí nhân công, công ty cũng đã có những quản lý chặt chẽ nên tăng hiệu quả sản xuất, nếu năm 2013 và 2012 nhân công trực tiếp tham gia thi công ở công trƣờng làm việc theo chế độ công nhật và chƣa tính đến năng suất lao động, thì năm 2014 công ty đã tính công nhật cho từng tổ đội trên cơ sở hiệu suất làm việc.

Nhƣ đã phân tích ở trên, số vòng quay tài sản có xu hƣớng giảm vào năm 2013 và có dấu hiệu phục hồi vào năm 2014 do ảnh hƣởng của kinh tế vĩ mô mà năm 2013 doanh thu bị sụt giảm, năm 2014 công ty đã triển khai nhiều dự án và tăng doanh thu, điều này đã làm cho số vòng quay tài sản tăng. Tuy nhiên hàng tồn kho và các phải thu vẫn còn ở mức cao do vậy ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản.

Sự biến động của ROA là do chịu ảnh hƣởng bởi hai nhân tố: lợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tổng tài sản. Vì vậy muốn nâng cao ROA, công ty cần có sự kết hợp đồng bộ nâng cao hai nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi phí sao cho có hiệu quả nhất.

- So sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản với một số đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành năm 2014

Bảng 3.5 Hiệu quả sử dụng tài sản của một số đối thủ cạnh tranh

Chỉ tiêu ĐVT Cty Xây

dựng điện

Công ty HML

Công ty Scada

Doanh thu thuần Trđ 25.904 130.537 156.789

Lợi nhuận sau thuế Trđ 1.022 3.747 4.674

Tổng tài sản Trđ 24.507 63.953 68.251

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Vòng 1,06 2,041 2,297

ROA Lần 0,042 0,059 0,068

(Nguồn Báo cáo tài chính năm 2014 Công ty CP đầu tƣ xây dựng điện, Công Ty HML và Công ty Scada)

Nhìn vào bảng số liệu 3.5 Hiệu quả sử dụng tài sản của một số đối thủ cạnh tranh ta thấy hai Công ty HML và Công ty Scada đều có số vòng quay tổng tài sản và ROA đều cao hơn công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng điện và cao hơn mức trung bình ngành. So sánh số vòng quay tài sản của Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng điện với Công ty HML thấp hơn 0,98 vòng, tƣơng tự với Công ty Scada thấp hơn 1,24 vòng. So sánh ROA của công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng điện với Công ty

HML đang thấp hơn 0,02 lần, và thấp hơn công ty Scada 0,03 lần. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của hai công ty trên đều cao hơn rất nhiều so với Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng điện, do triển khai đƣợc nhiều hợp đồng với giá trị lớn, hầu hết các hạng mục mà Công ty HML và Công ty Scada đều là các hạng mục lớn trong tổng thể công trình, với năng lực về con ngƣời và máy móc các đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng điện luôn luôn chủ động trong công việc và giành đƣợc các gói thầu lớn, ngoài ra các đối thủ cạnh tranh đều kiểm soát rất tốt về chi phí, Công ty HML và Công ty Scada đều có một hệ thống kiểm soát vận hành theo tiêu chuẩn ISO 2001: 2008. Thêm vào đó các chính sách tín dụng trong thanh toán nhƣ chiết khấu thanh toán với những khoản thanh toán trƣớc hạn cho khách hàng làm giảm dƣ nợ các khoản phải thu.

3.2.3.2 Hiệu quả sử dụng TSNH

- Hiệu suất sử dụng và sức sinh lợi TSNH

Bảng 3.6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty giai đoạn 2012 - 2014

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 BQ giai đoạn

1 Doanh thu thuần Trđ 25.147 19.479 25.904 23.510 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 932 652 1.022 869 3 TSNH bình quân Trđ 17.743 16.142 18.909 17.598 4 Hiệu suất sử dụng TSNH (4=1/3) Vòng 1,42 1,21 1,37 1,34 5 Sức sinh lợi TSNH (5=2/3) Lần 0,053 0,040 0,054 0,049

(Nguồn: BCTC năm 2012-2014 công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện)

Trong giai đoạn 2012-2014, Hiệu suất sử dụng TSNH và sức sinh lợi TSNH qua các năm biến động không đồng đều. Năm 2013 hai chỉ tiêu này đều giảm, năm 2014 có sự phục hồi.

+ Với chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng TSNH: Cứ một đồng TSNH sử dụng trong kỳ năm 2012 đem lại 1,42 đồng doanh thu, năm 2013 đem lại 1,21 đồng doanh thu, năm 2014 con số này là 1,37 đồng doanh thu. Hiệu suất bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2012 - 2014 là 1,34 đồng.

+ Với chỉ tiêu sức sinh lợi TSNH: Cứ một đồng TSNH sử dụng trong kỳ đem lại 0,053 đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2012), giảm còn 0,040 đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2013), đạt lại mức sinh lợi 0,054 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2014. Hệ số sinh lợi TSNH bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2012 - 2014 là 4,9%.

Hiệu suất sử dụng TSNH và sức sinh lợi TSNH năm 2013 giảm là do doanh thu và lợi nhuận của công ty bị sụt giảm ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến năm 2014 do nhận đƣợc nhiều hợp đồng và triển khai một số hạng mục lớn trong tổng thể công trình nên công ty đã tăng doanh thu. Mức sinh lợi của TSNH đƣợc phục hồi trở lại.

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Bảng 3.7 Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BQ giai đoạn 1 TSNH Trđ 14.981 17.304 20.515 17.600 2 Hàng tồn kho Trđ 6.074 7.351 7.083 6.836 3 Nợ ngắn hạn Trđ 8.651 10.385 13.766 10.934 4 Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền

Trđ 698 390 1.997 1.028

5 Hệ số TT hiện hành Lần 1,73 1,67 1,49 1,61

6 HS TT nhanh Lần 1,03 0,96 0,98 0,98

7 HS TT tức thời Lần 0,08 0,04 0,15 0,09

Nhìn vào bảng 3.7 Chỉ tiêu khả năng thanh toán ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của Công ty từ năm 2012 - 2014 đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ Công ty có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị mà không dựa vào việc phải bán hàng tồn kho. Hệ số này qua các năm đều lớn hơn 0,5 công ty vẫn đảm bảo an toàn về tài chính, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khá cao.

Hệ số thanh toán tức thời: Đây là chỉ số mà các nhà cung cấp, đối tác, ngƣời lao động hay các chủ nợ khác rất quan tâm, nó có mối liên hệ trực tiếp đến vốn bằng tiền của đơn vị. Trên thực tế thì hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tức thời ở mức thấp. Qua số liệu bảng số trên ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của đơn vị 2014 là 0,08 năm 2013 là 0,04 năm 2012 là 0,15. Hệ số này vẫn còn thấp, nguyên nhân là do thời điểm cuối năm tiền bị ứ đọng ở các khoản phải thu khá cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên hệ số thanh toán tức thời giai đoạn 2012 - 2014 có xu hƣớng giảm dần, từ hệ số 0,08 năm 2012, xuống còn 0,04 năm 2013; đến 2014 hệ số này tăng thành 0,15 (Bình quân chung giai đoạn là 0,09/năm). Hệ số này thấp không có nghĩa là đơn vị mất khả năng thanh toán, nó chỉ chứng tỏ rằng dự trữ tiền của đơn vị chƣa cao. Do vậy đơn vị vẫn cần có sự tính toán để có lƣợng tiền nhiều hơn để chủ động đƣợc trong thanh toán cũng nhƣ để cho các giao dịch đƣợc tiến hành bình thƣờng, liên tục, giảm rủi ro trong thanh toán và giữ uy tín của đơn vị với các đối tác.

- Số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 3.8 Hiệu quả quản lý các khoản phải thu ngắn hạn

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BQ giai đoạn 1 Nợ phải thu ngắn hạn bình quân Trđ 6.365 7.503 7.707 7.192

2 Doanh thu có thuế Trđ 27.662 21.427 28.495 25.861 3 Số vòng quay nợ phải

thu

Vòng 4,35 2,86 3,7 3,6

4 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 83 126 97 100,11

(Nguồn: BCTC năm 2012-2014 công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện)

Nợ phải thu bình quân qua các năm trong giai đoạn 2012-2014 tăng dần, số vòng quay nợ phải thu năm 2012 là 4,35 vòng tƣơng ứng kỳ thu tiền bình quân là 83 ngày, năm 2013 số vòng quay nợ phải thu là 2,86 vòng giảm 1,49 vòng tƣơng ứng kỳ thu tiền bình quân 126 ngày, so với năm 2012 kỳ thu tiền bình quân năm 2013 tăng lên 43 ngày. Số vòng quay nợ phải thu năm 2014 là 3,7 vòng tƣơng ứng kỳ thu tiền bình quân là 97 ngày, so với năm 2013 số vòng quay nợ phải thu tăng là 0,84 vòng làm giảm số ngày thu tiền bình quân là 29 ngày. Kỳ thu tiền bình quân nhìn chung là cao chứng tỏ đơn vị bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, tốc độ thu hồi nợ chậm hơn. Năm 2012 và năm 2013 là năm mà các doanh nghiệp xâp lắp gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng bất động sản gần nhƣ đóng băng, do đó khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Năm 2014 khi nền kinh tế đã qua những cơn khủng hoảng, thị trƣờng bất động sản vực dậy, tài chính ổn định, việc thanh toán cũng thuận lợi hơn. Do việc thu hồi các khoản phải thu chậm dẫn đến công ty chiếm dụng vốn của các công ty khác.

Nếu so sánh kỳ thu tiền bình quân với ngành xây dựng là 90 ngày thì kỳ thu tiền của Công ty đang ở mức cao.

- Số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 3.9 Hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BQ giai đoạn 1 Hàng tồn kho bình quân Trđ 7.299 6.713 7.217 7.076 2 Giá vốn hàng bán Trđ 22.784 17.747 23.423 21.318 3 Số vòng quay HTK Vòng 3,12 2,64 3,25 3,01 4 Độ dài vòng quay hàng tồn kho ngày 115,33 136,17 110,92 119,5

(Nguồn: BCTC năm 2012-2014 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện)

Vòng quay HTK năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,48 vòng dẫn đến số ngày quay một vòng HTK tăng 21 ngày, vòng quay HTK năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,61 vòng dẫn đến giảm số ngày một vòng quay HTK là 25 ngày. Sở dĩ hàng tồn kho tăng là do các nguyên nhân sau:

+ Ảnh hƣởng của thời tiết đặc biệt từ tháng 5 trở đi bắt đầu xuất hiện lũ “tiểu mãn” và từ tháng 7 - 8 là mùa mƣa và có lũ lớn điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tiến độ thi công, không chỉ làm tăng chi phí dở dang do chƣa hoàn thành khối lƣợng mà còn làm cho việc thi công gặp rất nhiều khó khăn.

+ Chủ đầu tƣ không đáp ứng đƣợc các điều kiện để thi công nhƣ thiếu vốn, và một nguyên nhân mang tính chủ quan là do việc lập kế hoạch dự trữ hàng tồn kho chƣa sát với thực tế thi công tại công trƣờng.

Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản giảm là do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên công tác dự đoán chƣa tốt và chƣa bám sát với tình hình thực tế đã phản ánh sự yếu kém trong quản lý hàng tồn kho nên đã làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản, giảm khả năng sinh lời của tài sản và gây

ứ đọng vốn trong doanh nghiệp. Nhƣ vậy có thể thấy trong năm qua , công tác quản lý hàng tồn kho chƣa tốt công ty cần xem xét lại công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang , kế hoa ̣ch dƣ̣ trƣ̃ nguyên vâ ̣t liê ̣u có các biện pháp đẩy nhanh tiến độ để có thể giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang , thu hồi vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển TSNH.

3.2.3.3 Hiệu quả sử dụng TSDH

- Hiệu suất sử dụng và sức sinh lợi TSDH

Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng TSDH Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BQ giai đoạn

1 Doanh thu thuần Trđ 25.147 19.479 25.904 23.510

2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 932 652 1.022 869

3 TSDH bình quân Trđ 5.097 5.123 5.598 5.272

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)