Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện (Trang 78 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây

tƣ Xây dựng điện.

Thực tiễn công tác tổ chức quản lý và sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng điện đã chứng minh nỗ lực trong việc đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có của Công ty. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng điện cũng nhƣ các doanh nghiệp khác đòi hỏi tính cấp thiết và lâu dài. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2016 - 2020 cần tập trung khắc phục các nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tổng tài sản, TSNH, TSDH của doanh nghiệp; vừa kế thừa và phát huy các mặt tích cực đã đạt đƣợc, các nhân tố đã tạo nên sự thành công bƣớc đầu của hiệu quả sử dụng tài sản hiện tại; vừa bám sát các nhân tố chi phối tới hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp nói chung, vừa bao hàm khả năng thực hiện trƣớc mắt và lâu dài, vi mô và vĩ mô.

Với cách tiếp cận đó, luận văn đề cập một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần đầu tƣ xây dựng điện nhƣ sau:

4.3.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào khai thác lợi thế của doanh nghiệp. doanh nghiệp.

Là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng , có vị thế nhất đi ̣nh trê n thi ̣ trƣờng , tham gia hàng loa ̣t các công trình lớn tầm cỡ quốc gia nên tập trung vào các lĩnh vƣ̣c kinh doanh chính là thi công các công trình thủy điện.Với lực lƣợng lao động bao gồm các kỹ sƣ và đội ngũ công nhân trẻ nhiệt huyết đã đƣợc tích lũy kinh nghiệm qua các công trình thủy điện triển khai trƣớc đó, thêm vào đó việc hợp tác với các đơn vị nƣớc ngoài sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng ngân quỹ

Có thể nói tiền mặt có vai trò rất quan trọng trong hoạt động SXKD, nó kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần đầu tƣ xây dựng điện nói riêng cần phải nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền.

Hiện tại Công ty chƣa áp dụng mô hình xác định lƣợng ngân quỹ cụ thể mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cũng nhƣ chƣa lập kế hoạch sử dụng ngân quỹ cho dài hạn do đó còn nhiều hạn chế trong việc quản lý ngân quỹ của Công ty. Công ty cũng chƣa đƣa ra một kế hoạch dự báo linh hoạt với những phƣơng án khác nhau, việc xác định số tồn trữ tiền mặt cũng chƣa xác định khoảng dao động để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, Công ty hiện nay đang trong giai đoạn có nhiều xáo trộn về hoạt động SXKD, việc kiểm soát chi phí không hiệu quả cũng khiến cho việc dự báo và kiểm soát thu chi tiền mặt còn yếu. Bên cạnh đó, việc Công ty đang đẩy mạnh triển khai các dự án mới tạo ra những dòng thu chi tiền mặt không ổn định với giá trị lớn. Đây là một yếu tố khiến cho hoạt động quản trị tiền mặt gặp nhiều khó khăn.

Để cho ngân quỹ đƣợc sử dụng hiệu quả hơn Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng mô hình xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu và thực

hiện tốt hơn việc đảm bảo duy trì mức tồn trữ tiền mặt theo yêu cầu. Hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra nhiều nơi nên việc xác định lƣợng tiền mặt tối ƣu là rất khó khăn vì ở mỗi nơi có đặc thù riêng. Công ty có thể xây dựng mô hình xác định mức tồn trữ tiền mặt với phƣơng pháp kết hợp mô hình Miller-Orr và mô hình Stone. Mô hình Stone là mô hình cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ƣu hoá ở mô hình Miller -Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng tiền ngân lƣu của Công ty để đƣa ra quyết định thích hợp. Trƣớc hết, sử dụng mô hình Miller-Orr để xác định giới hạn trên, và giới hạn dƣới của mức tồn trữ tiền mặt. Tiếp theo, đảm bảo mức tồn trữ tiền mặt dựa vào tình hình thực tế theo mô hình Stone.

Để áp dụng mô hình Miller – Orr thực sự hiệu quả, Công ty cần tổ chức thực hiện công tác theo dõi và quản lý dòng tiền thật tốt và cần thực hiện ngay các công việc sau:

+ Phân công cho bộ phận tài chính chuyên trách theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ trong mô hình.

+ Xây dựng quy trình thực hiện công việc.

Thứ hai, phòng Tài chính - kế toán nên lập kế hoạch thu chi để xác định

nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền tƣơng ứng. Kế hoạch thu chi nên chi tiết cho từng ngày, tuần, tháng, quý và năm; kế hoạch thu chi càng chi tiết thì lƣợng tiền mặt đƣợc xác định có độ chính xác càng cao và nên có sự tham gia của các bộ phận, phòng ban liên quan để có độ khách quan cao. Mục đích của việc lập kế hoạch thu chi là nhằm cân đối khả năng chi trả, giảm các chi phí liên quan và làm tăng tính luân chuyển của tiền cho hoạt động SXKD.

4.3.3 Hoàn thiện chính sách, phương pháp quản lý chặt chẽ công nợ phải thu

Tình hình các khoản phải thu tăng dần cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn tƣơng đối lớn. Việc bị chiếm dụng lƣợng vốn lớn nhƣ vậy một mặt có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc công ty phải sử dụng các nguồn vốn khác có chi phí cao hơn, mặt khác làm tăng chi phí quản lý và thu hồi nợ, làm chậm vòng quay của tài sản...

Từ thực trạng đó đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn.Việc quản lý các khoản phải thu phải đƣợc thực hiện cả trƣớc, trong và sau khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Cần phải tìm hiểu rõ đối tác, phân loại khách hàng trên cơ sở khả năng, uy tín trong thanh toán và mối quan hệ làm ăn để có chính sách tín dụng thích hợp. Đối với những đối tác thƣờng xuyên có thể gia hạn thanh toán nhƣng cũng đi kèm với những ràng buộc nhƣ chiết khấu thanh toán nếu thanh toán nhanh. Có chính sách tín dụng tích cực đối với khách hàng cho chậm thanh toán với mức độ vừa phải, không để khách hàng lợi dụng để chiếm dụng vốn. Đặc biệt cần thận trọng với những khách hàng còn tồn đọng nợ.

Thiết lập các điều khoản thanh toán rõ ràng. Trong hợp đồng ký kết phải quy định rõ ràng các điều kiện, điều khoản về thanh toán nhƣ: thời gian, số lƣợng, phƣơng thức thanh toán chặt chẽ và có biện pháp quản lý việc thực hiện các điều khoản này.

Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ

Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tƣợng nợ; thƣờng xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ;

Công ty phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật,

Cần ghi sổ đối chiếu hàng ngày và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, lập kế hoạch cụ thể về việc thu hồi các khoản nợ này đối với từng đối tƣợng. Đến hạn thanh toán công ty phải gửi văn bản thông báo nợ phải trả cho khách hàng để khách hàng có thời gian chuẩn bị trƣớc.

Có biện pháp đôn đốc trả nợ, theo dõi, giữ liên lạc với những khách hàng có các khoản nợ quá hạn để có thể thu hồi đƣợc nợ. Riêng với khách hàng cố tình nợ dây dƣa không thể đòi đƣợc hoặc khách hàng hiện đang nợ số tiền lớn mà thời gian thanh toán đã quá hạn thì công ty phải có biện pháp mạnh, dứt khoát hoặc đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng thu hồi số tiền nợ để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển TSNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện (Trang 78 - 82)