Mối quan hệ giữa mở rộng hoạt động tín dụng và hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 33 - 36)

Mở rộng hoạt động tín dụng và hiệu quả tín dụng có quan hệ hữu cơ với nhau. Mục đích cuối cùng của việc mở rộng tín dụng là gia tăng lợi nhuận. Để lợi nhuận gia tăng thì mức gia tăng về thu nhập từ hoạt động tín dụng phải tăng nhanh hơn mức chi phí cho hoạt động này. Để có đƣợc điều đó thì phải đạt đƣợc hiệu quả tín dụng tốt.

Nếu không quản trị rủi ro tín dụng tốt thì khi mở rộng tín dụng không những không tăng tƣơng ứng về doanh thu mà còn gia tăng quá mức về chi phí. Không quản trị rủi ro tín dụng tốt để phát sinh quá nhiều nợ xấu nó sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập từ hoạt động tín dụng. Khi nợ xấu gia tăng các ngân hàng không những không thu đƣợc những khoản tiền lãi từ dƣ nợ xấu mà còn phải bổ ra các chi phí nhƣ chi phí xử lý nợ xấu, chi phí trích lập quý dự phòng rủi ro cụ thể.

Thực tiễn cho thấy khi chất lƣợng tín dụng có vấn đề thì ngân hàng phải tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu vì vậy mà hạn chế các nguồn lực dành cho mở rộng hoạt động này. Không chỉ dừng ở đó nợ xấu sẽ xói mòn niềm tin, làm giảm uy tín của công chúng đối với ngân hàng từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động đến huy động vốn là nhân tố quyết định cho mở rộng tín dụng.

Ở những ngân hàng thƣơng mại truyền thống nhƣ những ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hoạt động tín dụng là cơ bản thì việc quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại của một ngân hàng.

Ngƣợc lại khi mở rộng tín dụng đồng thời với quản trị rủi ro tín dụng tốt, hiệu quả tín dụng tốt làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng gia tăng làm gia tăng uy tín của ngân hàng trong việc gia tăng thu hút nguồn đó là

tiền đề để mở rộng hoạt động tín dụng. Lợi nhuận không chia cũng là nguồn vốn để ngân hàng cho vay.

Nhƣ vậy mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

* Vấn đề mở rộng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam:

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 40 ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra còn có hệ thống các quỹ đầu tƣ nhƣ quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính và các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài. Nếu chỉ nói về số lƣợng thì tại Việt Nam hiện nay số lƣợng các đơn vị cung ứng dịch vụ tín dụng khá lớn. Các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam hiện nay là những ngân hàng thƣơng mại truyền thống, trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang thực hiện chiến lƣợc mở rộng tín dụng.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao, nhu cầu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO). Những nhân tố đó tạo ra những thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên có quá nhiều các ngân hàng cùng mở rộng hoạt động này, mặt khác trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế rất có thể sẽ có biến động khó lƣờng trƣớc, đó là những nhân tố tác động xấu đến mở rộng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Hơn bao giờ hết vấn đề mở rộng tín dụng cần phải đƣợc gắn kết chặt chẽ với quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả tín dụng.

Kết luận chƣơng 1

Đối với các ngân hàng thƣơng mại nhất là các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thì hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống có lịch sử từ lâu đời và chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động của các NHTM.

Các ngân hàng thƣơng mại luôn luôn mong muốn gia tăng đƣợc lợi nhuận của mình, trong khi việc mở rộng hoạt động dịch vụ có nhiều hạn chế thì nhu cầu mở rộng tín dụng là nhu cầu bức thiết.

Chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tín dụng và mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại: khái niệm, quan niệm về tín dụng và mở rộng hoạt động tín dụng, các căn cứ mở rộng hoạt động tín dụng ….

Đặc biệt chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng, mối quan hệ hữu cơ giữa hiệu quả tín dụng và mở rộng tín dụng. Các nghiên cứu đó là những tiền đề để tiếp tục nghiên cứu các chƣơng sau để tìm ra giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 33 - 36)