Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tại ABBank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 60 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2. Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình Ch

3.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tại ABBank

Hoạt động tín dụng tại ABBank tuân theo một số văn bản pháp lý do Quốc hội và NHNN ban hành, và một số quy định khác của ABBank ban hành nhƣ:

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, do Quốc hội ban hành ngày 16/6/2010.

- Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.

- Thông tƣ số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 của Phó Thống đốc NHNN Việt Nam về việc quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định số 527/2007/QĐ-NHAB ngày 17/3/2007 của Chủ tích Hội đồng quản trị ABBank về quy chế cho vay đối với khách hàng.

* Quy định về tài sản đảm bảo tại ABBANK

Tài sản đảm bảo (TSĐB) đƣợc chấp nhận trong cho vay tại ABBANK nói chung và ABBANK Thái Nguyên là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của ngƣời thứ ba mà ngƣời này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tƣơng lai và đƣợc phép giao dịch.

TSĐB bao gồm : Động s ản (đô ̣ng sản không phải đăng ký quyền s ở hữu và đô ̣ng sản phải đăng ký quyền s ở hữu) và Bất đ ộng sản. TSĐB tồn tại dƣới ba hình thức chủ yếu là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

- TSĐB là vật nhƣ phƣơng tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

- TSĐB là các giấy tờ có giá nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá đƣợc thành tiền và đƣợc phép giao dịch.

- TSĐB là quyền tài sản nhƣ quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền đƣợc nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.

ABBANK cũng quy định thống nhất việc phân loại TSĐB và tỷ lệ cho vay trên TSĐB trong toàn hệ thống ABBANK theo Quyết định 224/QĐ- TGĐ.10 ngày 25/10/2010 của Tổng giám đốc về việc Quy định tỷ lệ cho vay trên TSĐB. Ngoài ra, tùy vào tình hình thực tế tại địa bàn, tỉnh, thành phố có chi nhánh ABBANK hoạt động mà có quy định cụ thể về TSĐB trong từng thời kỳ.

* Quy định về quy trình thẩm định TSĐB tại ABBANK

Ngân hàng An Bình đã xây dựng đƣợc quy trình định giá tƣơng đối rõ ràng và đầy đủ để phục vụ công tác định giá. Quy trình này đƣợc bắt đầu thực hiện khi các chuyên viên quan hệ khách hàng ở các chi nhánh gửi hồ sơ lên phòng định giá, các hồ sơ sẽ đƣợc nhân viên phụ trách hồ sơ tập trung lại, nhân viên này có trách nhiệm phân loại hồ sơ và đƣa lên lãnh đạo phòng kiểm tra. Sau đó các chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ và bắt đầu định giá, khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản, nghiên cứu giá cả và điều chỉnh, trình báo cáo lên cấp phê duyệt, kết thúc sẽ đƣa ra đƣợc giá trị về BĐS để có thể thực hiện hồ sơ cho khách hàng.

Việc định giá TSĐB là nhà ở tại ABBank đƣợc tuân thủ theo quy định số 201/QĐ-TGĐ.10 ngày 07/9/2010 của Tổng giám đốc về việc Quy định thẩm định TSĐB tại ABBank, quy định số 224/QĐ-TGĐ.10 ngày 25/10/2010 của Tổng giám đốc về việc Quy định tỷ lệ cho vay trên TSĐB, công văn số 25/CVNB-NHAB.09 ngày 27/8/2009 của Tổng giám đốc ban hành về việc Hƣớng dẫn định giá TSĐB là công trình xây dựng gắn liền với đất, quy định số 126/QĐ-TGĐ.10 ngày 18/6/2010

của Tổng giám đốc về việc Ban hành quy trình thuê đơn vị thẩm định giá thực hiện thẩm định giá tài sản bảo đảm tiền vay. Các bƣớc thẩm định TSĐB là nhà ở tại ABBank đƣợc tuân thủ theo một quy trình rõ ràng, mang tính khoa học và có sự kiểm soát chặt chẽ từng hoạt động trong quy trình.

Quyết định số 201\QĐ-TGĐ.10 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP An Bình ban hành ngày 07/9/2010 về việc Quy định thẩm định tài sản bảo đảm tại ABBank có ghi rõ các bƣớc trong quy trình định giá tại ABBank.

Bƣớc 1: Nhận hồ sơ tài sản bảo đảm cần thẩm định giá. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá, cơ sở thẩm định giá.

Bƣớc 2: Lập kế hoạch thẩm định giá, liên hệ đến các bên liên quan để hẹn ngày khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định.

Bƣớc 3: Thẩm định hiện trạng tài sản, thu thập tài liệu, thông tin thị trƣờng.

Bƣớc 4: Phân tích, điều chỉnh thông tin thu thập thị trƣờng.

Bƣớc 5: Xác định giá trị tài sản bảo đảm cần thẩm định giá, lập báo cáo kết quả thẩm định giá.

Bƣớc 6: Ngƣời có thẩm quyền ký duyệt vào báo cáo thẩm định giá TSBĐ và chuyển báo cáo kết quả thẩm định về đơn vị đề nghị thẩm định.

Tại mỗi bƣớc trong quy trình đều ghi rõ nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận phụ trách, các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng các nhiệm vụ và chức năng đƣợc phân công, báo cáo tình hình định giá TSĐB cụ thể khi gặp vƣớng mắc tại mỗi bƣớc trong quy trình định giá, quy trình thẩm định TSĐB tại ABBank đƣợc thể hiện qua sơ đồ chi tiết sau:

Đơn Vị Bƣớc Sơ đồ Nội dung công việc

Đơn vị kinh doanh: + CV của đơn vị KD Phòng nghiệp vụ: + CV phụ trách nhận, trả Hồ sơ Bƣớc 1 - Nhận phiếu đề nghị thẩm định từ các đơn vị trực thuộc ABBANK. (Phần mềm TĐTS – Trực tiếp – Fax – Email – Thƣ) - Kiểm tra nhanh Hồ sơ pháp lý Tài Sản

Đơn vị kinh doanh: + CV QHKD\TD Phòng Nghiệp vụ:

+ CV TĐTS Bƣớc 2

- Xác định thời gian thu thập, xử lý thông tin.

- Xác định phƣơng tiện đi lại. - Thống nhất thời gian, địa điểm khảo sát TS.

- Liên hệ với khách hàng để sắp xếp lịch khảo sát.

Phòng nghiệp vụ:

+ CV TĐTS Bƣớc 3

- Ghi chép hiện trạng, đánh giá tình trạng, chất lƣợng,…

- Chụp hình (tối thiểu 06 hình thể hiện cách góc cạnh).

- Vẽ sơ đồ vị trí tài sản tọa lạc. - Thu thập thông tin tài sản so sánh (tối thiểu 02 tài sản) từ ngân hàng dữ liệu nội bộ, qua các báo, các nhà môi giới, web,…

- Kiểm chứng các số liệu thu thập đƣợc. - Tìm hiểu thông tin quy hoạch, thông tin mua bán, tình trạng an ninh trật tự…tại khu vực.

Phòng nghiệp vụ:

+ CV TĐTS Bƣớc 4

- Phân tích tài liệu, thông tin thu thập.

- Phân tích, xử lý thông tin thu thập.

- Phân tích chọn phƣơn pháp TĐG.

Phòng nghiệp vụ:

+ CV TĐTS Bƣớc 5 - Kết luận cuối cùng về giá trị của tài sản. Phòng nghiệp vụ:

+ CV TĐTS

Bƣớc 6

- Lập báo cáo thẩm định giá Lƣu và trả hồ sơ

Trƣờng hợp:

+ Trong hạn mức đƣợc ủy quyền: Ngƣời đƣợc ủy quyền là ngƣời phê duyệt sau cùng.

+ Ngoài hạn mức ủy quyền: Giám đốc/Phó giám đốc Trung tâm là ngƣời phê duyệt sau cùng Trƣởng Phòng

Nghiệp vụ

Giám đốc Trung tâm + CV của đơn vị KD + CV phụ trách nhận, trả Hồ sơ Nhận phiếu đề nghị Thẩm định Lập kế hoạch Thẩm định Thẩm định hiện trạng Thu thập tài liệu, thông tin

thị trƣờng Phân tích, điều chỉnh xử lý thông tin Xác định giá trị tài sản Lập báo cáo TĐG Trình Trƣởng phòng duyệt Trình GĐ duyệt Xin số, in và trao trả hồ sơ Lƣu trữ hồ sơ

Quy trình trên nêu rõ từng bƣớc thực hiện, nhiệm vụ trực thuộc từng phòng ban để công tác định giá đƣợc tiến hành nhanh chóng. Cũng theo quy định nội bộ, tài sản gửi về phòng nghiệp vụ khu vực 1 sẽ phải đƣợc hoàn tất trong 2 ngày kể từ ngày đi định giá, nếu tài sản có các vấn đề phát sinh cần làm rõ thì sau khi làm rõ đƣợc các thông tin về tài sản, phòng nghiệp vụ khu vực 1 cam kết trả báo cáo thẩm định trong vòng 1 ngày. Tuy nhiên còn nhiều trƣờng hợp tốn kém thời gian để đƣa ra đƣợc giá trị cho tài sản định giá, nguyên nhân có thể do chủ tài sản không thể sắp xếp đƣợc thời gian thẩm định, cũng xuất phát từ nguyên nhân thiếu nhân lực tại phòng nghiệp vụ khu vực 1, dẫn đến tình trạng hồ sơ phát sinh nhiều, không thể giải quyết theo đúng thời gian cam kết. Bên cạnh đấy còn có nguyên nhân phân quyền phê duyệt tài sản, theo đó phòng nghiệp vụ khu vực 1 đƣợc ủy quyền ký các tài sản có giá trị dƣới 10 tỷ đồng, các tài sản có giá trị trên 10 tỷ sẽ phải chuyển lên cấp phê duyệt cao hơn, dẫn đến thời gian trả báo cáo thẩm định chậm hơn tiến độ đã cam kết.

* Quy trình tín dụng tại ABBank

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi chuyên viên QHKH tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kết thúc khi tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay đối với khách hàng đƣợc ABBank áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống, đảm bảo tính khoa học, an toàn, giảm thiểu rủi ro, và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Quy trình này đƣợc tóm tắt theo sơ đồ sau:

Hình 3.4: Quy trình tín dụng tại ABBank

Giai đoạn 1: Tiếp cận tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Ở giai đoạn này, hoặc khách hàng đến Ngân hàng yêu cầu vay vốn hoặc các chuyên viên quan hệ khách hàng của Ngân hàng chủ động tìm đến các khách hàng tiềm năng để mời vay vốn. Khách hàng cung cấp cho Ngân hàng các thông tin ban đầu về: Mục đích vay vốn, thông tin tài chính, tình hình kinh doanh và năng lực quản lý để Ngân hàng thẩm định.

Giai đoạn 2: Thẩm định, đánh giá phƣơng án vay. Trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp và thông tin tự tìm hiểu, thu thập, các chuyên viên quan hệ khách hàng của Ngân hàng An Bình sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về khách hàng thông qua đánh giá 6 tiêu chí (6C):

Giai đoạn 1 Tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4

Giai đoạn 5

Thẩm định, đánh giá phƣơng án tín dụng

Phê chuẩn, quyết định tín dụng

Giải ngân

- Charater: Uy tín, tƣ cách ngƣời vay

- Capacity: Năng lực tài chính, khả năng trả nợ - Cash flow: Dòng tiền

- Collateral: Tài sản thế chấp

- Conditions: Các điều kiện kinh doanh và kinh tế - Control: Sự kiểm soát

Giai đoạn 3: Phê chuẩn, quyết định tín dụng. Sau khi bộ phận thẩm định lập tờ trình thẩm định, đánh giá khoản vay, Giám đốc chi nhánh hoặc Trƣởng phòng giao dịch sẽ quyết định cho vay hay không và thông báo tới khách hàng. Trong trƣờng hợp Ngân hàng đồng ý cho vay, hai bên sẽ thƣơng lƣợng các yếu tố cơ bản của khoản vay, bao gồm: Số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn và phƣơng thức hoàn trả, các cam kết của hai bên và tài sản thế chấp.

Giai đoạn 4: Giải ngân. Căn cứ vào thỏa thuận hai bên ký kết các hợp đồng, hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay. Sau đó Ngân hàng tiến hành giải ngân, giám sát khoản vay, danh mục tín dụng.

Giai đoạn 5: Giám sát khoản vay, thu nợ và xử lý phát sinh. Ngân hàng thu nợ theo thời hạn đã thỏa thuận, tất toán khoản vay. Có trƣờng hợp, Ngân hàng xem xét cơ cấu lại nợ hoặc phải thu nợ trƣớc hạn hoặc phải tiến hành các thủ tục pháp lý và xử lý TSĐB theo quy định để thu nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 60 - 66)