Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng của ABBank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 66 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2. Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình Ch

3.2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng của ABBank Thái Nguyên

3.2.2.1. Thực trạng mở rộng quy mô cho vay

* Thực trạng dƣ nợ

Thị trƣờng tín dụng thời kỳ đầu đổi mới nhƣ chiếc bánh đã phân chia sẵn cho bốn NH hàng đầu là: Công thƣơng, Nông nghiệp, Đầu tƣ và Ngoại thƣơng độc diễn. Nhƣng những năm gần đây, việc hàng loạt các NHTM CP ra đời với cơ chế kinh doanh năng động, thông thoáng, khả năng giao tiếp, ứng xử mềm dẻo và chính sách hậu mãi tốt bƣớc đầu phát huy đƣợc tác dụng hiệu quả, mở rộng quy mô cho vay, dƣ nợ hàng năm tăng lên cho mọi đối tƣợng và thành phần kinh

tế. Hoạt động cho vay của ABBank Thái Nguyên trong những năm gần đây thể hiện trên bảng số liệu sau:

Bảng 3.8 : Dƣ nợ tín dụng tại ABBank Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dƣ nợ tín dụng 140.152 100,00 201.047 100,00 267.259 100,00 398.306 100,00 Dƣ nợ cá nhân 33.650 24,01 53.935 26,83 98.351 36,80 142.522 35,78 Dƣ nợ DN 106.502 75,99 147.112 73,17 168.908 63,20 255.784 64,22

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2011 – 2014)

Hình 3.5: Thị phần cho vay giữa các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.9: So sánh về hoạt động cho vay của các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tháng 6 năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ

tiêu ABB ACB

Đông

Á Seabank MSB Tech NVB MB VIB STB VP

Cho

vay 198.702 153.217 64.501 122 191.496 501.630 83.853 671.716 816.396 4.818 263.766

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTMCP địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013)

Xét dƣ nợ cho vay của ABBBank - Chi nhánh Thái Nguyên theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 2014 ta thấy:

- Dư nợ tín dụng cá nhân:

Có mức tăng trƣởng ổn định. Năm 2011, dƣ nợ cho vay đối với cá nhân đạt 33.650 triệu đồng và đạt 53.935 triệu đồng vào năm 2012. Nguyên nhân do chi nhánh đã thúc đẩy phát triển cho vay cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng lớn của ngƣời dân tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 2013, 2014 nhận thấy rõ vai trò và nhu cầu ngày càng lớn của ngƣời dân, chi nhánh đã đặc biệt chú trọng đến nhóm đối tƣợng khách hàng cá nhân này, mở rộng các loại hình sản phẩm cho vay, lãi suất ƣu đãi, đáp ứng kịp thời đầy đủ các nhu cầu vay vốn của ngƣời dân, do đó dƣ nợ cho vay cá nhân năm 2013 đạt mức 98.351 triệu đồng- tăng 82,35% so với năm 2012; năm 2014 dƣ nợ cá nhân là 142.522 triệu đồng.

Từ bảng trên ta thấy dƣ nợ tín dụng cá nhân trong giai đoạn 2012 – 2014 của Ngân hàng An Bình – Thái Nguyên tăng trƣởng không những về số tuyệt đối mà còn tăng cả về tỷ trọng trong tổng dƣ nợ của chi nhánh. Nhìn chung, dƣ nợ tín dụng cá nhân tăng trƣởng qua các năm. Điều này tƣơng ứng với sự gia tăng của dƣ nợ cá nhân khi xu hƣớng hiện nay các ngân hàng đều chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ bán lẻ. Ngoài ra, ABBANK cũng dần tạo dựng đƣợc chỗ đứng tại Thái Nguyên trong mảng hoạt động tín dụng cá nhân khi tạo dựng đƣợc thị phần vƣợt trội hơn

một số NHTM ở Thái Nguyên. Thị phần cho vay cá nhân của ABBANK đƣợc thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 3.10: So sánh thị phần cho vay cá nhân của các NHTM tại Thái Nguyên năm 2014

Chỉ tiêu ABB ACB Đông

Á Seabank MSB Tech VN MB VIB SCB VP

Cho vay CN (ĐVT: Trđ)

142.522 167.465 47.405 24.523 97.228 356.858 53.002 292.559 349.421 45.915 108.255

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM tại Thái Nguyên năm 2014

Hình 3.6: So sánh thị phần cho vay cá nhân của các NHTM tại Thái Nguyên năm 2014

- Dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp

Bảng 3.11: Dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp tại ABBank Thái Nguyên 2012 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dƣ nợ tín dụng 140.152 100,00 201.047 100,00 267.259 100,00 398.306 100,00 Dƣ nợ DN 106.502 75,99 147.112 73,17 168.908 63,20 255.784 64,22

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2011 – 2014)

Năm 2011, dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp đạt 106.502 triệu đồng và đạt 147.112 triệu đồng vào năm 2012. Đến năm 2013, 2014 nhận thấy rõ tiềm năng của nhóm khách hàng này càng lớn do sự khôi phục và phát triển dần của nền kinh tế, chi nhánh đã đặc biệt chú trọng đến nhóm đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp này, mở rộng các loại hình sản phẩm cho vay, lãi suất ƣu đãi, đáp ứng kịp thời đầy đủ các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, do đó dƣ nợ cho vay doanh nghiệp năm 2013 đạt mức 168.908 triệu đồng- tăng 63,2% so với năm 2012; năm 2014 dƣ nợ doanh nghiệp là 255.784 triệu đồng. Tỷ trọng này có xu hƣớng tăng dần lên qua từng năm do các ngân hàng bắt đầu nhận ra tiềm năng của đối tƣợng khách hàng này và tập trung khai thác.

Qua những phân tích trên ta thấy, trong những năm qua NH đã mở rộng quy mô tín dụng để đáp ứng phần nào nhu cầu tín dụng của KH nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho cá nhân và DN. Mặt khác, chi nhánh cũng đã đƣa ra nhiều biện pháp để thúc đẩy hoạt động cho vay nhằm nâng cao doanh số cho vay của chi nhánh và đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn.

* Thực trạng tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ:

Bảng 3.12: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng dƣ nợ cho vay (Triệu đồng) 201.047 267.259 398.306

Tốc độ tăng trƣởng (%) +32,93 +49,03

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2011 – 2014)

Qua bảng trên ta thấy, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của ABBank Thái Nguyên tăng nhanh qua các năm, bình quân gần 40%. Năm 2013, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tăng 32,93% so với năm 2012, năm 2014 tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đã lên 49,03% so với năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cao phần nào đã phản ánh đƣợc quy mô hoạt động tín dụng tại ABBank Thái Nguyên.

Trong bối cảnh thị trƣờng tiền tệ, tín dụng phức tạp, có nhiều biến động khó lƣờng, lãi suất luôn thay đổi, NHTMCP An Bình luôn theo sát và nắm bắt diễn biến giá cả thị trƣờng để có những chính sách phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, thực hiện phƣơng châm đồng hành cùng khách hàng trong lúc thuận lợi cũng nhƣ khó khăn cùng chia sẻ. Vì vậy, hoạt động tín dụng trong những năm qua đƣợc mở rộng và phát triển với chất lƣợng đảm bảo, qua đó giúp cho nhiều doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất và tiếp tục mở rộng quy mô, thị trƣờng tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động.

Hoạt động tín dụng tại ABBank Thái Nguyên đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dung của các thành phần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

* Thực trạng cho vay theo thời hạn:

Bảng 3.13: Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2012 - 2014

Chi tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ tín dụng 201.047 100,00 267.259 100,00 398.306 100,00 Dƣ nợ ngắn hạn 105.659 52,55% 159.382 59,64% 210.954 52,96% Dƣ nợ trung, dài hạn 95.388 47,45% 107.877 40,36% 187.352 47,04%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2012 – 2014)

Qua bảng trên ta thấy, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn. Năm 2013, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn là 159.382 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59,64%, tăng hơn hẳn so với năm 2012, trong khi đó dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm 40,36%. Đến 2014, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn tăng lên về số tuyệt đối nhƣng tỷ trọng thì giảm so với 2013 chiếm tỷ trọng 52,96%, trong khi đó tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên so với năm 2013 chiếm 47,04%. Điều này hoàn toàn hợp lý với sự tăng lên về quy mô tín dụng của chi nhánh trong năm, đồng thời nó cũng là một tín hiệu khả quan trong việc tăng cƣờng mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong những năm tới.

* Thực trạng mở rộng số lƣợng khách hàng vay vốn:

Để mở rộng quy mô cho vay, trong những năm qua ABBank Thái Nguyên đã chú trọng đến mở rộng cho vay đến tất cả các đối tƣợng khách hàng, tăng số lƣợng khách hàng.

Trong kế hoạch kinh doanh hàng năm của CN luôn đề ra mục tiêu số lƣợng khách hàng mới, năm sau tăng cao hơn so với năm trƣớc. Điển hình nhƣ kế hoạch kinh doanh năm 2013, chi nhánh đề ra mục tiêu tăng hơn 500 khách hàng vay vốn mới so với năm 2012. Tuy nhiên, số lƣợng khách hàng quan hệ vẫn ở mức thấp,

chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra, chƣa thực sự mở rộng đến hầu hết các đối tƣợng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở xa trung tâm thành phố Thái nguyên.

3.2.2.2. Thực trạng về mở rộng mạng lưới cho vay

Bảng 3.14: Số lƣợng phòng giao dịch của ABBANK Thái Nguyên Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng phòng giao dịch 1 3 3

(Nguồn: Phòng Hành chính – Ngân hàng ABBANK Thái Nguyên)

Công tác mạng lƣới hoạt động là một phần trong chiến lƣợc phân phối, góp phần tích cực vào việc mở rộng hoạt động tín dụng của ABBank Thái Nguyên. Việc mở rộng mạng lƣới của mình sẽ góp phần giúp CN tiếp cận gần hơn tới các đối tƣợng khách hàng, đồng thời cung cấp các tiện ích dịch vụ cho khách hàng có nhu cầu một cách nhanh chóng, qua đó giảm đƣợc chi phí giao dịch, đẩy nhanh tốc độ sử dụng sản phẩm của KH. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lƣới cho vay phải tính đến hiệu quả, khả năng tài chính, nguồn nhân lực….Do đó, đòi hỏi trong thời gian tới ABBank Thái Nguyên cần xem lại công tác quản trị điều để xây dựng thêm những đề án mở rộng cho vay trong thời gian tới đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi.

3.2.2.3. Thực trạng về mở rộng dịch vụ cho vay

Hiện nay, sản phẩm dịch vụ cho vay của ABBank Thái Nguyên ban hành rất đa dạng, phong phú, đáp ứng đƣợc nhu cầu của phần lớn khách hàng vay vốn.

Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tƣ.

Đối với khách hàng Doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm - dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói nhƣ: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế, gói dịch vụ ƣu đãi dành cho các khách hàng doanh nghiệp, tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo dự án SMEFP III),...

Đối với các khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả nhƣ: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho

vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lƣu động; Cho vay mua xe; Cho vay du học,…và các dịch vụ thanh toán tiền điện, nạp tiền điện thoại qua tin nhắn, SMSbanking, Online-banking, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc,…Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế,… ABBANK cũng đƣợc biết đến với sản phẩm thẻ YOUcard - Thẻ đầu tiên đƣợc chấp nhận rộng rãi tại hầu khắp các ATM/POS của các ngân hàng trên toàn quốc. Năm 2009, ABBANK đã ra mắt thành công Thẻ thanh toán quốc tế YOU card, VISA debit, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng.

Đối với các khách hàng đầu tƣ, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tƣ vấn đầu tƣ cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tƣ vấn tài chính, tƣ vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu.

Bảng 3.15: Dịch vụ cho vay tại ABBank Thái Nguyên

(ĐVT: Triệu đồng)

Mục đích vay Dƣ nợ 2013 Dƣ nợ 2014

Bổ sung VLĐ 100.152 141.499

Cầm cố STK 82.478 87.773

YouHouse Plus 50.007 59.981

You Car - Tiêu dùng 6.297 8.731

Youshop 4.885 5.539

MXE.01.02 - T/chấp xe trong nƣớc 4.577 5.383

YouSpend 3.006 4.197

MXE.01.02 - T/chấp xe nhập khẩu 1.670 2.327

YouCar - Kinh doanh 1.007 1.328

Cho vay khác 13.180 81.548

Tổng dƣ nợ 267.259 398.306

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2013 – 2014)

So với năm 2013 thì năm 2014 các sản phẩm dịch vụ cho vay của ABBank Thái Nguyên ngày càng đƣợc mở rộng về số lƣợng dịch vụ, kéo theo đó dƣ nợ cũng sẽ tăng lên. Tuy vậy, so với các chi nhánh NHTMCP khác trên địa bàn thì để có thể góp phần mở rộng cho vay hơn nữa thì cùng với việc tăng số lƣợng dịch vụ thì đòi

hỏi CN phải chú trọng nhiều hơn đến khâu quảng bá, tuyên truyền tiện ích, dịch vụ sản phẩm đến các loại đối tƣợng khách hàng .

3.2.2.4. Thực trạng về mở rộng điều kiện cho vay

Những năm gần đây, ABBank Thái Nguyên từ chỗ khá cứng nhắc cho việc thẩm định cho vay nay đã linh hoạt hơn nhiều trong việc mở rộng điều kiện cho vay. Các DN lớn và đặc biệt là các DNNN đƣợc ngân hàng ƣu ái hơn trong việc cho vay có thể có hoặc chỉ bảo đảm một phần số tiền cho vay, mặc dù số tiền cho vay lớn, lãi suất thấp, điều này giúp cho việc tiếp cận vốn của NH đối với các DN lớn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Tài sản đảm bảo của các DN cũng linh hoạt hơn nhƣ: máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, kho hàng hóa, công nợ của khách hàng, thậm chí có thể là tài sản hình thành trong tƣơng lai…..Đối với khách hàng cá nhân thì điều kiện cho vay cũng đƣợc mở rộng, có thể là: thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, cầm cố STK, giấy tờ có giá, thế chấp bằng chính sản phẩm hình thành bằng tiền vay….

Về cơ bản, thì hầu hết các NH đều bấu víu vào tài sản bảo đảm để cho vay nên nhiều khi đã bỏ qua cơ hội cho vay những dự án có triển vọng làm ăn tốt. Do vậy, bản thân ABBank cần phải xem xét lại và hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định tiền vay, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động mở rộng cho vay.

3.2.2.5. Thực trạng về mở rộng phương thức cho vay

Hiện nay, ABBank Thái nguyên vẫn thực hiện cho vay theo các phƣơng thức đơn giản, truyền thống nhƣ: cho vay hạn mức, cho vay từng lần và cho vay theo dự án đầu tƣ, các phƣơng thức này khá thụ động, không đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của khách hàng, các phƣơng thức cho vay khác hầu nhƣ không đƣợc chú ý đến.

Bảng 3.16: Bảng tổng hợp mức độ sử dụng các phƣơng thức cho vay tại ABBank Thái Nguyên

STT Chỉ tiêu Mức độ áp dụng

1 Cho vay từng lần Nhiều

2 Cho vay theo hạn mức Ít

3 Cho vay theo dự án đầu tƣ TB

4 Cho vay trả góp TB

5 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng

thẻ tín dụng Ít

6 Cho vay theo hạn mức dự phòng Ít

7 Cho vay khác TB

Qua bảng trên ta thấy, cho vay theo hạn mức ABBank Thái Nguyên chỉ áp dụng cho các DN từng có quan hệ tín dụng với CN. Điều này dẫn tới bất cập là các DN lần đầu vay vốn tại CN, có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên sẽ phải vay vốn từng lần. Việc vay trả nhiều lần phải lặp lại thủ tục làm cho DN mất nhiều thời gian, gây trở ngại cho DN. Thực tế trên đã làm DN mặc dù xong một chu kỳ kinh doanh, đủ khả năng trả nợ NH nhƣng lại sử dụng vốn đó để xoay vòng cho một phƣơng án kinh doanh khác, đến kỳ trả nợ NH thƣờng không trả đƣợc, phải “vay nóng” để trả nợ. Nếu áp dụng cho vay theo hạn mức DN sẽ thuận lợi hơn, vì theo phƣơng thức này việc cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)