CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, có tính hệ thống chặt chẽ thể hiện ở nội dung rất phức tạp và đa dạng, có nhiều yếu tố, nhiều cấp độ, nhiều chức năng và phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiện thực. Theo nghĩa ấy, Lê-nin viết: “Phép biện chứng với tính cách là nhận thức sinh động, nhiều mặt (số các mặt không ngừng tăng lên mãi mãi) bao hàm vô số khía cạnh trong cách tiếp cận, đi gần tới hiện thực (với một hệ thống triết học đi từ mỗi khía cạnh mà phát triển thành một toàn thể)”.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phƣơng pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tƣ duy và là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con ngƣời, mà còn chỉ ra đƣợc những cách thức để định hƣớng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao trong thực tiễn. Khi đánh giá các mối quan hệ, làm các công tác dự báo và kiểm tra các giả thiết từ học thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng số liệu theo dạng chuỗi thời gian, các sự kiện quan sát đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian, để nghiên cứu các biến số kinh tế.
Áp dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài là phải có quan điểm khách quan, trung thực, xem xét sự vật một cách toàn diện, mang tính hệ thống, trong sự vận động và phát triển, có quan điểm lịch sử cụ thể. Xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, trong tiến trình đó sự tích lũy những biến đổi về lƣợng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình viết luận văn.