Kết quả hoạt động của ABBank Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 50 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của ABBank Thái Nguyên

3.1.3. Kết quả hoạt động của ABBank Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014

3.1.3.1. Quy mô hoạt động của ABBank Thái Nguyên

Giai đoạn 2012 – 2014 là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động trái chiều, nằm trong xu thế đó, hoạt động của các NHTM đặc biệt là các NHTM ngoài quốc doanh gặp không ít khó khăn. Ngân hàng TMCP AN Bình – Chi nhánh Thái Nguyên không phải là ngoại lệ. Năm 2010, từ vị trí là phòng giao dịch Thái Nguyên – Chi nhánh Hà Nội đƣợc nâng cấp lên thành chi nhánh Thái Nguyên, ABBANK – Chi nhánh Thái Nguyên có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Giai đoạn 2012 – 2014, quy mô hoạt động của ABBANK – Chi nhánh Thái Nguyên vẫn còn có nhiều biến động phức tạp. Điều đó đƣợc thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Tình hình biến động quy mô hoạt động của ABBANK Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền ±(%) Số tiền ±(%) Số tiền ±(%)

Tổng Tài sản

(Tổng nguồn vốn) 159.803 364.364 128,01 292.550 -19,71 485.645 66,00 Số dƣ tiền gửi 135.712 179.928 32,58 284.098 57,90 403.288 41,95 Dƣ nợ tín dụng 140.152 201.047 43,45 267.259 32,93 398.306 49,03

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều biến động. Năm 2011, tổng Tài sản của Ngân hàng là 159.803 triệu đồng, đến năm 2012, tổng Tài sản của Ngân hàng đã tăng gấp đôi lên thành 364.364 triệu đồng, năm 2013, con số này lại giảm xuống còn 292.550 triệu đồng, năm 2014, tổng tài sản của ABBABNK có dấu hiệu cải thiện rõ rệt khi tăng lên 485.645 triệu đồng. Tƣơng tự, dƣ nợ năm 2011 là 140.152 triệu đồng, năm 2012 tăng 43,45% lên thành 201.047 triệu đồng, sang năm 2013 tăng lên 32,93% thành 267.259 triệu đồng, năm 2014, dƣ nợ tín dụng là 398.306 triệu đồng. Chỉ tiêu tăng trƣởng đều đặn qua bốn năm là số dƣ tiền gửi. Năm 2011, số dƣ tiền gửi của Ngân hàng là 135.712 triệu đồng, năm 2012 số dƣ tiền gửi bình quân tăng 32,58% lên thành 179.928 triệu đồng, và năm 2013, 2014 số vốn huy động tiếp tục tăng lên thành 284.098 triệu đồng và 398.306 triệu đồng. Từ đó ta có thể thấy, trong hai năm 2011, 2012, Ngân hàng chú trọng tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng. Tuy nhiên, đến giai đoạn hai năm 2012 – 2013, đứng trƣớc các vấn đề kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát, nợ xấu,... Ngân hàng bắt buộc phải thận trọng hơn trong quá trình cho vay. Đến năm 2014, với nỗ lực của cán bộ toàn chi nhánh Thái Nguyên, các kết quả về tài sản, huy động vốn hay cho vay đã đƣợc cải thiện đáng kể. Ngoài ra, quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng lên còn thể hiện qua sự tăng lên của các chỉ tiêu nhƣ số lƣợng phòng giao dịch, số lƣợng cán bộ công nhân viên.

Bảng 3.2: Tình hình số lƣợng lao động và số lƣợng phòng giao dịch của ABBANK – Thái Nguyên năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng cán bộ, công nhân viên 40 50 55

Số lƣợng phòng giao dịch 1 3 3

3.1.3.2. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động truyền thống của ngân hàng thƣơng mại. Nguồn vốn là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và mở rộng cho vay nói riêng. Nguồn vốn cơ bản cho hoạt động của các ngân hàng là nguồn vốn huy động, vì vậy muốn có vốn cho vay thì phải tổ chức tốt hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn phải đi trƣớc một bƣớc và phải đƣợc quan tâm đặc biệt.

Để thực hiện huy động vốn, các ngân hàng phải căn cứ vào đặc điểm của các nguồn tiền đang tồn tại trong nền kinh tế để thiết kế các sản phẩm huy động vốn phù hợp. Các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại thông thƣờng là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá, đi vay các tổ chức, cá nhân….Sản phẩm tiền gửi thanh toán đƣợc thiết kế nhằm thu hút các nguồn tiền đang trong quá trình sản xuất lƣu thông, khách hàng gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm an ninh và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Sản phẩm tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… là nhằm vào những khoản tiền tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng với mục đích lấy lãi.

Tại ABBank - Chi nhánh Thái Nguyên, các sản phẩm huy động vốn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ.

Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn theo cơ cấu của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2010 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Tiền gửi không kỳ

hạn (KKH) 37.239 27,44 26.273 14,60 59.661 21,00 96.789 24,00

Tiền gửi KKH VNĐ 37.214 27,42 25.337 14,08 43.251 15,22 96.465 23,92

Tiền gửi KKH USD đã

quy đổi 25 0,02 936 0,52 16.410 5,78 324 0,08

2. Tiền gửi ký quỹ 865 0,64 1.345 0,75 2.453 0,86 3.509 0,87

Tiền gửi ký quỹ VNĐ 297 0,22 1.296 0,72 1.872 0,66 2.553 0.63

Tiền gửi ký quỹ USD

đã quy đổi 568 0,42 49 0,03 581 0,20 956 0,24 3. Tiền gửi có kỳ hạn 97.608 71,92 152.309 84,65 221.984 78,14 302.990 75,13 Tiền gửi có kỳ hạn DN 0 0,00 33.962 18,88 65.002 22,88 97.008 24,05 Tiền gửi có kỳ hạn cá nhân 97.608 71,92 118.347 65,78 156.982 55,26 205.982 51,08 Số dƣ tiền gửi 135.712 100,00 179.927 100,00 284.098 100,00 403.288 100,00

Các số liệu về tình hình huy động vốn của ABBANK – Thái Nguyên qua các năm 2011 – 2014, ta thấy nguồn huy động vốn của Ngân hàng tăng trƣởng liên tục, giữ mức khá cao, tổng huy động năm sau luôn cao hơn năm trƣớc.

Trong cơ cấu vốn huy động của ABBANK – Thái Nguyên, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trong giai đoạn 2011 – 2014, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm trên 70% vốn huy động). Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền có kỳ hạn cố định, ngƣời gửi chỉ đƣợc rút sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Do tính chất ổn định của loại vốn này nên Ngân hàng có thể chủ động trong kế hoạch sử dụng cũng nhƣ thanh toán. Trong giai đoạn từ 2011 – 2014, nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi cho hoạt động tài chính – ngân hàng, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng kém, nợ xấu gia tăng,... do vậy, với vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, có thể thấy Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Thái Nguyên theo đuổi mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, chủ động, tránh tăng trƣởng tín dụng quá nóng. Tuy nhiên, nhƣợc điểm khi sử dụng tiền gửi có kỳ hạn là lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Do đó, chi phí sử dụng vốn của Ngân hàng sẽ cao. Đồng nghĩa với việc khách hàng cũng sẽ chịu mức lãi suất Ngân hàng cho vay cao hơn so với những ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn tiền gửi không kỳ hạn, đây là mặt hạn chế của Ngân hàng.

Bảng 3.4 : So sánh về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tháng 6 năm 2013

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ

tiêu ABB ACB

Đông

Á Seabank MSB Tech NVB MB VIB SCB VP

Huy

động 320.101 202.270 131.192 66.511 157.631 865.711 261.452 568.956 347.427 93.340 220.916

Hình 3.2: So sánh thị phần huy động vốn giữa các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTMCP địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013)

Các năm qua công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên tăng trƣởng tƣơng đối ổn định. Chi nhánh đã vƣợt qua đƣợc những khó khăn ban đầu khi mới thành lập, đã cố gắng hoàn thành việc xây dựng Chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu, đẩy mạnh truyền thông ra công chúng. Qua 5 năm phát triển, Thƣơng hiệu ABBank Thái Nguyên đã dần có đƣợc niềm tin của khách hàng. Ngoài ra, ABBank - Chi nhánh Thái Nguyên đã từng bƣớc hoàn thiện tổ chức Bộ phận khách hàng doanh nghiệp và bộ phận khách hàng cá nhân, từ đó gia tăng thị phần cho Chi nhánh, tạo nguồn vốn phục vụ tất cả mọi đối tƣợng có nhu cầu vay vốn.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung các TCTD khác trên địa bàn thì công tác huy động vốn của Ngân hàng chƣa thực sự hiệu quả nguyên nhân là do:

- Chính sách lãi suất của ABBANK chƣa hấp dẫn, chƣa bắt kịp nhu cầu thị trƣờng. Chƣa có hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn nhƣ các Ngân hàng trên cùng địa bàn.

- Còn quá ít cây ATM, hoạt động của các cây ATM còn kém hiệu quả do đó không thu hút đƣợc khách sử dụng tài khoản thanh toán.

Nhƣ vậy, trong thời gian tới để duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động, một mặt ABBANK – Thái Nguyên tích cực liên hệ với khách hàng, tham khảo mức lãi suất huy động của các đối thủ cạnh tranh, xây dựng nhiều chƣơng trình ƣu đãi, khuyến mãi. Mặt khác, Ngân hàng cũng tích cực mở rộng và phát triển mạng lƣới hoạt động để phục vụ đƣợc nhiều khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

3.1.3.3. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn lợi nhuận cho các ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ cho vay đƣợc các NHTM đặc biệt chú trọng phát triển, tăng cƣờng dƣ nợ lành mạnh hàng năm, đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả là mục tiêu phấn đấu chính của chi nhánh.

Hoạt động cho vay của ABB Thái Nguyên trong những năm gần đây thể hiện trên bảng số liệu sau:

Bảng 3.5 : Dƣ nợ tín dụng tại ABB Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dƣ nợ tín dụng 140.152 100,00 201.047 100,00 267.259 100,00 398.306 100,00 Dƣ nợ cá nhân 33.650 24,01 53.935 26,83 98.351 36,80 142.522 35,78 Dƣ nợ DN 106.502 75,99 147.112 73,17 168.908 63,20 255.784 64,22

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2011 – 2014)

Xét dƣ nợ cho vay của ABBBank - Chi nhánh Thái Nguyên theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 2014 ta thấy, dƣ nợ tín dụng cá nhân có mức tăng trƣởng ổn định. Năm 2011, dƣ nợ cho vay đối với cá nhân đạt 33.650 triệu đồng và

đạt 53.935 triệu đồng vào năm 2012. Nguyên nhân do chi nhánh đã thúc đẩy phát triển cho vay cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng lớn của ngƣời dân tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 2013, 2014 nhận thấy rõ vai trò và nhu cầu ngày càng lớn của ngƣời dân, chi nhánh đã đặc biệt chú trọng đến nhóm đối tƣợng khách hàng cá nhân này, mở rộng các loại hình sản phẩm cho vay, lãi suất ƣu đãi, đáp ứng kịp thời đầy đủ các nhu cầu vay vốn của ngƣời dân, do đó dƣ nợ cho vay cá nhân năm 2013 đạt mức 98.351 triệu đồng- tăng 82,35% so với năm 2012; năm 2014 dƣ nợ cá nhân là 142.522 triệu đồng.

ABBANK Thái Nguyên không những chú trọng tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng mà còn luôn quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lƣợng tín dụng, quản lý chặt chẽ tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.

3.1.3.4. Các hoạt động dịch vụ khác

Ngân hàng TMCP An Bình hƣớng đến trở thành một ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình ngân hàng thƣơng mại trọng tâm bán lẻ, theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực canh tranh với các ngân hàng trong nƣớc và quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Do đó, việc phát triển đa dạng và hiện đại hoá các loại hình dịch vụ Ngân hàng luôn đƣợc quan tâm và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ngân hàng. Thông qua việc không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tiện ích của Ngân hàng cộng với các chiến lƣợc Marketing, Ngân hàng đã thu hút đƣợc một lƣợng đông đảo khách hàng ở thành phố Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng, tăng tỷ trọng thu phí từ các dịch vụ Ngân hàng đã tác động trực tiếp làm tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, góp một phần không nhỏ giúp Ngân hàng đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng trong năm.

Bảng 3.6: Tốc độ tăng các khoản thu nhập từ dịch vụ của ABBANK Thái Nguyên năm 2011 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền ± (%) Số tiền ± (%) Số tiền ± (%)

Thu nhập từ dịch vụ 1.572 2.283 45,23 2.741 20,06 3.218 17,40

Thanh toán 452 732 61,95 835 14,07 892 6,83

Bảo lãnh 568 683 20,25 915 33,97 1.035 13,11

Ngân quỹ, đại lý, tƣ vấn 225 448 99,11 533 18,97 663 24,39

Dịch vụ khác 327 420 28,44 458 9,05 628 37,12

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2011 – 2014) 3.1.3.5. Kết quả lãi, lỗ của ABBank Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014

Giai đoạn 2012 – 2014, nền kinh tế Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp và bất lợi cho các Doanh nghiệp trong quá trình phát triển, tình trạng lạm phát khó lƣờng, tăng trƣởng tín dụng bị xiết chặt,...Đối mặt với các diễn biến đó, hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động của Abbank Thái Nguyên nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh, Abbank Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 3.7 : Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền ± (%) Số tiền ± (%) Số tiền ± (%) I. Thu nhập 37.495 49.952 33,22 53.417 6,94 54.266 1,59 1. Thu nhập từ HĐTD 35.864 47.598 32,72 50.574 6,25 50.911 0,67 2. Thu nhập từ ngoại hối 59 71 20,34 102 43,66 137 34,31 3. Thu từ dịch vụ 1.572 2.283 45,23 2.741 20,06 3.218 17,40

II. Chi phí 34.980 43.147 23,35 46.867 8,62 47.144 0,59 1. Chi về huy động vốn 27.821 34.526 24,10 36.565 5,91 31.788 -13,06 2. Chi phí hoạt động 6.524 7.519 15,25 10.052 33,69 14.523 44,48 3. Chi phí dự phòng 635 1.102 73,54 250 -77,31 833 233,20

III. Lợi nhuận trƣớc thuế 2.515 6.805 170,58 6.550 -3,75 7.122 8,73

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBANK – Thái Nguyên năm 2011 – 2014)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Thái Nguyên, thu nhập cũng nhƣ chi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập từ các hoạt động nhƣ kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ nhƣ thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ,...chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do vậy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị chi phối bởi yếu tố lãi suất huy động và cho vay trên thị trƣờng, gây ảnh hƣởng không tốt đến tình hình kinh doanh. Do vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần chú trọng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 50 - 60)