Phát triển kinh tế là sự tăng lên về số lƣợng, chất lƣợng các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng trƣởng kinh tế. Muốn phát triển các mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, trƣớc hết xã hội phải có thêm của cải, tức là năng lực của nền sản xuất phải đƣợc mở rộng hay nền kinh tế phải tăng trƣởng. Những nƣớc có nền kinh tế phát triển trƣớc hết nền kinh tế phải tăng trƣởng với tốc độ cao trong thời gian dài. Cũng vì vậy, các tỉnh nghèo muốn phát triển kinh tế phải coi tăng trƣởng kinh tế là mục tiêu số một trong chiến lƣợc kinh tế - xã hội của mình.
Thứ hai, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hƣớng tiến bộ. Theo
cách phân chia hiện đại, nền kinh tế gồm ba khu vực: khu vực I bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và khai khoáng; khu vực II gồm có công nghiệp và xây dựng; khu vực III là khu vực dịch vụ bao gồm các ngành nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, thƣơng mại, giao thông vận tải, thông tin bƣu điện, du lịch... Khu vực I có hai đặc điểm: phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên; năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, trong cơ cấu các ngành kinh tế, khu vực I càng chiếm tỷ trọng lớn, khu vực II và III càng chiếm tỷ trọng nhỏ bao nhiêu thì nền kinh tế càng phụ thuộc vào tự nhiên nhiều bấy nhiêu, năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng thấp bấy nhiêu. Và ngƣợc lại, khu vực I chiếm tỷ trọng càng nhỏ... nền kinh tế càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng cao. Bởi vậy, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hƣớng: khu vực I giảm về tỷ trọng, khu vực II và III tăng về tỷ trọng đƣợc coi là tiến bộ và sự thay đổi đó là một nội dung của phát triển kinh tế.
Các quốc gia và địa phƣơng có biển, muốn phát triển kinh tế phải coi biển đảo là tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế và tìm mọi cơ hội để khai thác những tiềm năng đó.
Thứ ba, những tiến bộ kinh tế chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Nền kinh tế tăng trƣởng, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi tiến bộ chủ yếu phải do các nguyên nhân bên trong, do các nguồn lực trong nƣớc. Ngƣợc lại, nền kinh tế có thể tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ nhƣng nếu chủ yếu dựa vào nguồn lực bên ngoài thì quốc gia đó sẽ không đƣợc coi là có nền kinh tế phát triển. Do vậy, việc đề cao nội lực là cần thiết và đúng đắn.
Ở Việt Nam, các tỉnh nghèo có thể nhận đƣợc sự hỗ trợ của trung ƣơng. Sự hỗ trợ đó là rất cần thiết và quý giá. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế, các tỉnh phải vƣơn lên để chủ yếu dựa vào nội lực của mình.
Thứ tư, chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ không ngừng đƣợc nâng cao.
Nói cách khác, ngƣời dân phải đƣợc thụ hƣởng những thành quả của tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hƣớng tiến bộ. Chất lƣợng cuộc sống đƣợc thể hiện ở mức thu nhập; tuổi thọ; mức độ thụ hƣởng các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục; cơ hội lựa chọn trong việc thoả mãn các nhu cầu; sự đảm bảo về quốc phòng, an ninh...
Vì vậy, để phát triển kinh tế, các tỉnh phải đặc biệt quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
*Bảo vệ an ninh biển đảo
Là các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại đến sự ổn định, phát triển bền vững, sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa và các đảo của quốc gia dựa trên quy định của luật pháp quốc tế.
Theo nghĩa rộng, bảo vệ an ninh biển đảo là toàn bộ các hoạt động chống lại sự xâm phạm chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán về các vùng biển đảo của đất nƣớc; đảm bảo an toàn cho con ngƣời, cho các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn biển đảo. Nhƣ vậy, bảo vệ an ninh biển đảo bao hàm không chỉ các hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với
vùng lãnh hải, thềm lục địa và các đảo, mà còn bao hàm các hoạt động cảnh báo, hỗ trợ, khắc phục tình trạng mất an toàn do thời tiết, địa hình, luồng lạch, các hoạt động cứu trợ, cứu nạn…