1.2.4.1. Gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo trong các chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng, củng cố bảo vệ an ninh biển đảo phải đƣợc thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh. Điều này đƣợc thể hiện trong việc hoạch định mục tiêu phát triển tỉnh, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lƣợc
Mục tiêu và phƣơng hƣớng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là: Phát huy sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng cƣờng quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đƣa đƣợc nền kinh tế của tỉnh ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng cho tỉnh đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh có trình độ phát triển công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
Nhƣ vậy, trong mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đã bao quát toàn diện các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó nổi lên ba vấn đề lớn là: tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội; tăng cƣờng bảo vệ an ninh biển đảo và mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm giải quyết hài hoà 2 nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ sự bình yên của tỉnh nhà. Gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo trong các chiến lƣợc, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đƣợc thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:
- Xây dựng chiến lƣợc, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đồng thời với xây dựng chiến lƣợc quốc phòng - an ninh của tỉnh. Hội đồng thông qua các chiến lƣợc, qui hoạch này vừa phải có các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuyên gia về quốc phòng - an ninh và những ngƣời đứng đầu các lĩnh vực của tỉnh.
- Quy hoạch vùng kinh tế phải gắn với xây dựng các khu phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn, các xã (phƣờng) chiến đấu trên địa bàn của các tỉnh.
- Phân bổ lại dân cƣ, tổ chức lao động phải gắn với tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp xếp, bố trí lại lực lƣợng quốc phòng, an ninh trên địa bàn; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm ở đâu có đất, có biển, đảo là ở đó có dân và có lực lƣợng quốc phòng, an ninh để bảo vệ cơ sở kinh tế, bảo vệ Tổ quốc.
Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng bảo vệ an ninh biển đảo sẽ phát huy sức mạnh của từng lĩnh vực, kết hợp với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp, quy tụ mọi nguồn lực, lực lƣợng trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
1.2.4.2. Phát triển kinh tế gắn với nâng cao sức mạnh bảo vệ biển đảo địa phương
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng sức mạnh bảo vệ biển đảo của tỉnh là sự phát triển kinh tế đến đâu phải góp phần nâng cao sức mạnh quốc phòng - an ninh đến đó. Các lực lƣợng tham gia phát triển kinh tế phát triển đến đâu thì lực lƣợng dân quân, tự vệ sẽ phải đƣợc phát triển tới đó. Những kết quả của các hoạt động kinh tế cần phải coi là thành quả chung của các lực lƣợng này và cần có đãi ngộ xứng đáng cho họ.
Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không chỉ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn phải tính đến khả năng đáp ứng nhu cầu quốc phòng - an ninh. Ngƣợc lại, xây dựng các công trình quốc phòng - an ninh cũng phải chú ý đến khả năng phục vụ sản xuất và đời sống… Bảo đảm tính “lƣỡng dụng” trong mỗi công trình đƣợc xây dựng.
Xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kĩ thuật và hậu phƣơng vững chắc để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh xâm lƣợc.
1.2.4.3. Bảo vệ biển đảo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế; coi bảo vệ các hoạt động kinh tế là mục tiêu
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nƣớc cũng nhƣ các địa phƣơng. Do đó, các hoạt động bảo vệ an ninh biển đảo phải trực tiếp phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế. Về nguyên tắc, các hoạt động kinh tế phát triển đến đâu, các hoạt động bảo vệ an ninh biển đảo phải phát triển đến đó.
Ngày nay, mặc dù phƣơng thức tiến hành chiến tranh đã có nhiều thay đổi nhƣng để bảo vệ an ninh biển đảo vẫn phải dựa vào nhân dân. Các địa phƣơng cần sớm xây dựng qui hoạch, kế hoạch từng bƣớc đƣa dân ra vùng ven biển và các tuyến đảo gần trƣớc để có lực lƣợng xây dựng căn cứ hậu phƣơng, bám trụ phát triển kinh tế và bảo vệ biển, đảo một cách vững chắc.
Về lâu dài, tất cả các hải đảo của ta đều phải có dân còn để khẳng định chủ quyền quốc gia theo luật pháp quốc tế.
Để bảo vệ an ninh biển đảo, nhà nƣớc cần sớm có cơ chế, chính sách thoả đáng động viên, khích lệ dân ra đảo bám trụ làm ăn lâu dài. Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, tạo điều kiện cho dân bám trụ, sinh sống và làm ăn. Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện mở rộng liên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển với các tỉnh bạn.
Chƣơng trình đánh bắt xa bờ không chỉ là chƣơng trình phát triển kinh tế, mà cần đƣợc coi là một hình thức kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo. Thông qua chƣơng trình này, các tỉnh vừa phải phát triển đƣợc kinh tế biển; vừa phải xây dựng đƣợc lực lƣợng dân quân biển, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền biển, đảo của nƣớc ta.
Xây dựng phƣơng án đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở vùng biển đảo của tỉnh. Đầu tƣ xây dựng lực lƣợng nòng cốt và thế trận phòng thủ trên biển đảo, trƣớc hết là phát triển và hiện đại hoá lực lƣợng tuần tra trên biển để đủ sức mạnh canh giữ, bảo vệ vùng biển đảo.
1.2.4.4. Kết hợp khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo
Để bảo đảm tốt các nguồn lực cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo Lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo khai thác các nguồn lực cho cả phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo. Cụ thể là:
Một là, kết hợp trong công nghiệp. Ngay từ khâu quy hoạch bố trí các
đơn vị kinh tế của ngành công nghiệp một cách hợp lí trên các địa bàn của tỉnh, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung đầu tƣ một số ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng nhƣ: Cơ khí chế tạo, đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất trang thiết bị, đồ ăn cho ngƣời đi biển… vừa đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho phát triển kinh tế, vừa có thể đáp ứng nhu cầu của các lực lƣợng bảo vệ biển đảo.
Các địa phƣơng cần mở rộng liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ giữa ngành công nghiệp với các địa phƣơng khác, với các doanh nghiệp của trung ƣơng và nƣớc ngoài nhằm huy động các nguồn lực tốt nhất, sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng tốt nhất nhằm thực hiện tốt nhất cả hai mục tiêu: phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo.
Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp của tỉnh phục vụ thời chiến; thực hiện dự trữ chiến lƣợc các nguyên, nhiên, vật liệu quý hiếm cho sản xuất quân sự.
Hai là, kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp. Việc kết hợp này phải
nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển đảo và lực lƣợng lao động để phát triển đa dạng các ngành trong nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Kết hợp trong nông, lâm, ngƣ nghiệp phải gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhƣ xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Bảo đảm an ninh lƣơng thực và an ninh nông thôn, góp phần tạo thế trận phòng thủ “thế trận lòng dân” vững chắc. Đây là cơ sở đảm bảo lâu dài nguồn nhân lực vừa cho phát triển kinh tế, vừa bảo vệ an ninh biển đảo.
Phải kết hợp gắn việc động viên đƣa dân ra lập nghiệp ở các đảo để xây dựng các làng xã, huyện đảo vững mạnh với chú trọng đầu tƣ xây dựng phát triển các hợp tác xã, các đội tàu thuyền đánh cá xa bờ… Đây là lực lƣợng phát triển kinh tế, khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia nhƣng đồng thời cũng
có khả năng hỗ trợ tích cực các lực lƣợng vũ trang bảo vệ biển đảo trong trƣờng hợp chiến sự xảy ra.
Ba là, kết hợp trong giao thông vận tải, bưu điện, y tế, khoa học - công
nghệ, giáo dục và xây dựng cơ bản. Phát triển hệ thống giao thông vận tải
đồng bộ cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng không, đƣờng thuỷ, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá trong tỉnh và mở rộng giao lƣu cả trong nƣớc với nƣớc ngoài.
Trong xây dựng các mạng đƣờng bộ, cần chú trọng mở rộng, nâng cấp các tuyến đƣờng trục Bắc – Nam với tuyến đƣờng trục dọc Trƣờng Sơn, đƣờng Hồ Chí Minh. Từ các tuyến đƣờng này, phải phát triển các tuyến đƣờng ngang nối liền giữa các tuyến trục dọc với nhau và phát triển đến các huyện xã trong cả nƣớc, nhất là đến các vùng cao, vùng sâu, miền núi biên giới, xây dựng các tuyến đƣờng vành đai biên giới.
Trong thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải, đặc biệt là các tuyến vận tải chiến lƣợc, phải tính đến cả nhu cầu hoạt động thời bình và thời chiến, nhất là cho các phƣơng tiện cơ động của lực lƣợng vũ trang có trọng tải và lƣu lƣợng vận chuyển lớn, liên tục. Phải có kế hoạch làm nhiều đƣờng tránh ở các nút giao thông quan trọng, làm các bến phà, bến vƣợt ngầm bên cạnh các cây cầu, làm đƣờng hầm xuyên núi, cải tạo các hang động có sẵn làm kho trạm, nơi trú quân khi cần.
Ở vùng đồng bằng ven biển, đi đôi với phát triển hệ thống đƣờng bộ, cần chú trọng cải tạo, phát triển đƣờng sông, đƣờng biển, xây dựng các cảng sông, cảng biển, bảo đảm đi lại, bốc dỡ thuận tiện.
Việc mở rộng nâng cấp sân bay phải chú ý cả sân bay ở tuyến sau, ở sâu trong nội địa, sân bay dã chiến và có kế hoạch sử dụng cả đƣờng cao tốc làm đƣờng băng cho máy bay khi cần thiết trong chiến tranh.
Trong bưu chính viễn thông, phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành bƣu điện tỉnh với ngành thông tin của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, công an để phát triển hệ thống thông tin hiện đại, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo chỉ huy, điều hành trong mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến, bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc một cách vững chắc trong mọi tình huống
Khi hợp tác với nƣớc ngoài về xây dựng, mua sắm các thiết bị thông tin điện tử phải cảnh giác cao, lựa chọn đối tác, phải đƣợc bảo đảm bí mật và có khả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin điện tử có phƣơng án chống âm mƣu phá hoại của địch. Xây dựng kế hoạch động viên thông tin liên lạc cho thời chiến.
Trong xây dựng cơ bản. Khi xây dựng bất cứ công trình nào, ở đâu, qui
mô nào cũng phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hoá phục vụ đƣợc cho cả quốc phòng, an ninh, cho phòng thủ tác chiến và phòng thủ dân sự, phải xây dựng các công trình ngầm, phải tính đến khả năng bảo vệ và di dời khi cần thiết. Hạn chế xâm phạm các địa hình có giá trị về phòng thủ quân sự, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cần kết hợp trong nghiên cứu, sáng chế, chế tạo những vật liệu siêu bền, có khả năng chống xuyên, chống mặn, chống bức xạ, dễ vận chuyển phục vụ các công trình phòng thủ, công sự trận địa của lực lƣợng vũ trang và của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.
Khi cấp phép đầu tƣ xây dựng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tác nƣớc ngoài, phải có sự tham gia ý kiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền.
Trong khoa học và công nghệ, giáo dục. Phải phối hợp chặt chẽ và toàn
ban hành chính sách các tổ chức cá nhân có đề tài khoa học, dự án công nghệ và sản xuất các sản phẩm có ý nghĩa vừa phục vụ cho nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh vừa phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh bảo vệ biển đảo.
Coi trọng, giáo dục và bồi dƣỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của tỉnh, đáp ứng cả sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, cả quốc phòng, an ninh cho các đối tƣợng, đặc biệt là trong các nhà trƣờng .
Trong lĩnh vực y tế. Phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự
với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội và cho ngƣời nƣớc ngoài. Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở biên giới, hải đảo; xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra; phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến.
Bốn là, kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo biển đảo. Tổ
chức biên chế và bố trí lực lƣợng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ của tỉnh. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất trong huấn luyện, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của lực lƣợng vũ trang.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quân đội, công an cho phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng, phát triển các khu kinh tế quốc phòng, các khu kinh tế quốc phòng trên địa bàn ven biển, giúp nhân dân ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Phát huy tốt vai trò tham mƣu của các cơ quan quân sự, công an các cấp trong việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tƣ, nhất là các dự án có vốn nƣớc ngoài.
Năm là, kết hợp trong hoạt động đối ngoại. Mở rộng hoạt động đối ngoại phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết các tranh chấp bằng thƣơng lƣợng hoà bình.
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác. Phải lựa chọn đƣợc đối tác có ƣu thế chế ngự cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch.