PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 53 - 55)

2.1. Phƣơng pháp luận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình trƣớc hết phải kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong

điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở các chƣơng sau.

Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu hai phạm trù cơ bản của đề tài là phát triển kinh tế và an ninh biển đảo; mối quan hệ giữa hai phạm trù đó. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ bản chất, nội dung, điều kiện thực hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo trên địa bàn tỉnh.

Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhƣng khung khổ đó cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phƣơng trong thực hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo để kiểm nghiệm khung khổ lý thuyết đã đƣợc xây dựng; rút ra những bài học cho Quảng Bình. Đồng thời, việc nghiên cứu sự gắn kết đó phải đặt trong các mối quan hệ qua lại không chỉ giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh, mà còn với các quan hệ chính trị, xã hội; quan hệ giữa Quảng Bình với cả nƣớc; quan hệ trong nƣớc với quốc tế... Các quan hệ đó luôn đƣợc xem xét trong sự vận động, biến đổi…

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đƣợc thể hiện trong nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo mang tính phổ biến không chỉ riêng một quốc gia nào mà đó là một hình thức phổ biến chung của toàn thế giới và thể hiện mối quan hệ phức tạp của chúng giữa hoạt động phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo và những nhân tố xung quanh nó. Áp dụng quan điểm này cần phải xây dựng quan điểm toàn diện trong hoạt động phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo, sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp, các biện pháp, các phƣơng tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết về

mặt tổng thể vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác

Nguyên lý về tính phát triển của thế giới đƣợc thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hƣớng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo phải nắm đƣợc khuynh hƣớng vận động, biến đổi tƣơng lai của nó, đồng thời nhận thức rỏ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình không đƣợc xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhƣng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong, những quan hệ bản chất… vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)