Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 31 - 35)

với bảo vệ an ninh biển đảo

1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng, không chỉ ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế, đến bảo vệ an ninh biển đảo, mà cả sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo. Điều kiện tự nhiên gắn liền với những tiềm năng kinh tế: các nguồn lợi thủy hải sản, các tài nguyên biển khác, các tuyến đƣờng hàng không, hàng hải… là những điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế của các quốc gia cũng nhƣ các tỉnh. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi, tài nguyên càng dồi dào, phát triển kinh tế càng nhanh.

Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến bảo vệ an ninh biển đảo. Địa hình, địa vật là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng phòng thủ, bảo vệ an ninh biển đảo. Vì vậy, sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo tùy thuộc một phần vào các điều kiện tự nhiên, phải đặc biệt tranh thủ khai thác những điều kiện tự nhiên sẵn có.

1.2.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo tùy thuộc vào các nguồn lực; vào khả năng nhận thức và sự tham gia đóng góp của ngƣời dân. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao, các nguồn lực càng dồi dào, ngƣời dân càng có điều kiện tham gia đóng góp vào sự gắn kết này. Bởi vậy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trở thành nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo. Do vậy, phát triển kinh tế - xã hội không chỉ là mục tiêu, mà còn là điều kiện thực hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo.

1.2.3.3. Cơ chế, chính sách của nhà nước

Cơ chế, chính sách của nhà nƣớc có vai trò quan trọng định hƣớng, điều tiết, hỗ trợ các hoạt động của các chủ thể trong thực hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo. Khi có cơ chế, chính sách phù hợp, nhà nƣớc sẽ huy động đƣợc các nguồn lực, động viên đƣợc các chủ thể tham gia thực hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo.

Cơ chế, chính sách của nhà nƣớc bao gồm các cơ chế, chính sách của trung ƣơng và của địa phƣơng. Nâng cao nhận thức về vai trò của kinh tế biển và tầm quan trọng của phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo.

Đổi mới nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Tỉnh ủy và chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh biển đảo, xác định trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo đang là yêu cầu bức thiết. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong lãnh đạo và phát triển kinh tế biển. Phát huy mạnh mẽ vai trò các cơ quan tham mƣu, sự phối kết hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát

Tập trung đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học và công nghệ mới cho phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh biển đảo.

1.2.3.4. Phương tiện truyền thông và ý thức của người dân

Để tập trung phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo, lãnh đạo chính quyền tỉnh đã tập trung chỉ đạo cơ quan truyền thông hƣớng tới các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng của đất nƣớc và của tỉnh, các hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục đƣợc duy trì. Phong trào thể dục, thể thao có những chuyển biến mạnh, góp phần đáng kể vào việc duy trì và nâng cao thể chất cho nhân dân, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Thể thao thành tích cao ngày càng đƣợc chú trọng và đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ.

Hoạt động báo chí, thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp và nhu cầu hƣởng thụ văn hóa thông tin của nhân dân. Mạng lƣới bƣu chính, viễn thông đƣợc đầu tƣ ngày đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phòng, chống bão lụt. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nƣớc đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, thông tin và truyền thông, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội và xây dựng môi trƣờng văn hoá lành mạnh ở địa phƣơng.

Lòng yêu nƣớc của ngƣời dân có ý nghĩa rất quan trọng cả trong phát triển kinh tế và trong bảo vệ an ninh biển đảo bởi họ là ngƣời trực tiếp tham gia vào cả hai công việc trọng đại này.

Đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh có vai trò to lớn trong việc tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo. Do đó, sự kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo nhƣ thế nào tùy thuộc một phần vào trình độ, năng lực và phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ này.

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, củng cố lòng tin của ngƣời dân đối với Đảng. Đồng thời, việc xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn cần tiếp tục đƣợc tăng cƣờng.

Trƣớc mắt, các địa phƣơng cần tập trung cho cải cách hành chính. Các ngành, các địa phƣơng cần ban hành kế hoạch và chỉ đạo thực hiện rà soát thủ tục hành chính trọng tâm, làm cơ sở cho việc bãi bỏ, bổ sung, thay thế hoặc kiến nghị bãi bỏ, bổ sung, thay thế các quy định về thủ tục hành chính. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng hoạt động cơ chế một cửa và mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

Tuy vậy, cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" một số nơi hiệu quả chƣa cao; cải cách thủ tục hành chính một số sở, ban ngành, địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu; chất lƣợng phong trào thi đua và công tác khen thƣởng có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ, chƣa chú trọng chất lƣợng; một số cán bộ, công chức chƣa đề cao trách nhiệm trong thực thi công vụ đƣợc giao. Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hƣởng đến cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân, không chỉ ảnh hƣởng đến lòng tin của ngƣời dân đối với Đảng và Nhà nƣớc, mà còn ảnh hƣởng đến sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển đảo.

1.2.3.6. Môi trường quốc tế

Môi trƣờng quốc tế hòa bình, ổn định là điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo. Do đó, việc thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ trên cơ sở các bên cùng có lợi; mọi tranh

chấp đều phải giải quyết bằng con đƣờng đàm phán… là hết sức cần thiết và đúng đắn. Các tỉnh cần quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về vấn đề này.

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dƣơng 981 vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, bắt các ngƣ dân của tỉnh khi đang đánh bắt trên ngƣ trƣờng của Việt Nam đã ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biển đảo ở Quảng Bình. Đồng thời, thực tiễn đó cũng cho thấy, sự kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biển đảo là hết sức cấp bách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh biên giới đảo ở Quảng Bình01 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)